In bài này
 

 

Bom chùm có thể giúp Ukraine giành được chiến thắng?
Tác giả : Kim Nguyễn Nguồn: Nhận Định Thời Cuộc Ngày đăng: 2023-07-16


Thời gian gần đây có nhiều vụ “xì-căng-đan” đã xảy ra tại tòa Bạch Ốc. Trong tuần qua, phóng viên lại xôn xao đi lùng tin về vụ “cocaine” được tìm thấy trong khuôn viên tòa Bạch Ốc vào khoảng 6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 2/7/2023. Sau một tuần mà chính quyền vẫn chưa có một thông tin gì rõ ràng về nguồn gốc của vụ cocaine này. Nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi về vấn đề an ninh trong khuôn viên tòa Bạch Ốc, lực lượng bảo vệ và máy hình được đặt khắp nơi, vậy thì ai có thể lui tới khu vực này mà không bị khám xét?
Trong chương trình của Hannity, cựu mật vụ Dan Bongino khẳng định “Không ai có thể xâm nhập khuôn viên tòa Bạch Ốc mà không bị nhân viên an ninh khám xét tại các trạm kiểm soát trong khu vực. Có thể nói rằng thủ phạm đem cocaine vào khu vực này không ai khác hơn là một thành viên trong gia đình Biden vì chỉ có các thành viên trong gia đình Tổng Thống mới không bị khám xét.” Có nhiều người cho biết họ thấy Hunter làm việc trong thư viện với laptop của anh ta. Ngay sau khi Sở Cứu Hỏa thông báo cocaine được tìm thấy trong Thư Viện của tòa Bạch Ốc thì Washington Post đưa tin “Cocaine được tìm thấy trong lối đi vào của du khách khi tới thăm tòa Bạch Ốc.” Cũng có tin tìm thấy cocaine tại hành lang gần phòng họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Bảo đảm an ninh cho Tòa Bạch Ốc là vấn đề quan trọng, tại sao những người có trách nhiệm lại không quan tâm?
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN vào sáng Chủ Nhật vừa qua, Biden cho biết “Hoa Kỳ sẽ gởi bom chùm tới Ukraine vì đất nước này đã sắp hết đạn dược và đạn được của Hoa Kỳ thì cũng sắp hết, hiện tại chúng ta đang thiếu loại đạn pháo 155 ly.” Lời tuyên bố của Biden đã gây phẫn nộ cho đa số trong chính giới, báo chí và người dân. Nhiều người tự hỏi rằng tại sao Biden lại khờ dại tới mức công khai thông báo cho thế giới biết về tình trạng thiếu hụt đạn dược của Hoa Kỳ. Nhà báo Steve Guest viết trên Twitter: “Joe Biden thông báo cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ sắp hết đạn pháo 155 ly. Biden đang cho kẻ thù của chúng ta là Trung Cộng biết rõ về thực lực của đất nước. Rõ ràng là đồ ngốc.” TNS J.D. Vance (Cộng Hòa-Ohio) phê bình “Tôi thật sửng sốt trước lời thú nhận của Biden. Từ hơn một năm nay tôi luôn cảnh cáo rằng chiến tranh Ukraine sẽ làm cạn kiệt sức mạnh quân sự của đất nước chúng ta.” Một điều đáng lo ngại là ngành sản xuất công nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ đã giảm sút, phần lớn vũ khí, đạn dược, và một số bộ phận của máy bay, tàu chiến, . . . phải nhập cảng từ Ấn Độ và Trung Cộng. Bình luận gia David Brooks nhận định “Chính quyền Biden gởi bom chùm tới Ukraine vì không có loại đạn dược nào khác để gởi là dấu hiệu cho thấy quân đội của chúng ta đang ở trong tình trạng tồi tệ vì cạn kiệt đạn dược.”
Bom chùm có thể giúp Ukraine giành được chiến thắng?
Khi quân đội Nga tràn qua biên giới tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2, 2022, giới quan sát đánh giá rằng Ukraine sẽ không thể cầm cự lâu dài trước sức mạnh của Nga, nhiều người cho rằng Ukraine sẽ bị sụp đổ trong một thời gian rất ngắn. Nhưng tính tới ngày 8/7/2023 thì cuộc chiến đã kéo dài vừa đúng 500 ngày mà Ukraine vẫn kiên cường chiến đấu với sự yểm trợ của khối NATO và Hoa Kỳ là quốc gia đóng góp nhiều nhất.
Theo tin AP, BBC News, Reuters, ... thì trong 2 tháng đầu cuộc chiến, Nga đã chiếm được nhiều thành phố và làng mạc, Ukraine bị mất tới 25% lãnh thổ. Sau đó quân đội Nga bị phản công, phải rút lui khỏi một số địa điểm đã chiếm được. Nhân chứng kể lại rằng không có nơi nào là không có dấu tích của bom đạn. Trước khi rút lui, Nga đã tàn phá tan hoang, san bằng bình địa tất cả các cơ sở của chính phủ cũng như các cơ sở thương mại, kể cả những chung cư, nơi ăn chốn ở của người dân.
Từ khi cuộc chiến bắt đầu, đã có khoảng hơn 8 triệu người Ukraine được di tản tới các nước lận cận, đa số là người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em. Vào tháng hai vừa qua, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết có khoảng từ 40,000 tới 60,000 binh lính Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Trong khi đó Nga đưa ra con số 6,000 người bị thiệt mạng.
Cuối tháng Năm vừa qua, có nhiều nguồn tin cho hay rằng có tín hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo Ukraine và Nga sẵn sàng đàm phán để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh, và Tập Cận Bình được Putin tín nhiệm trong vai trò sứ giả hòa bình. Tới nay Tập Cận Bình vẫn chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào, và cuộc chiến thì vẫn tiếp tục leo thang. Bom chùm đã được cả hai bên xử dụng tại chiến trường, và Thứ Sáu vừa qua, Biden đã hứa sẽ viện trợ bom chùm cho Ukraine.
Hãng thông tấn AP cho hay bom chùm là loại bom có thể bắn từ máy bay hoặc từ mặt đất, tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Mỗi lần xử dụng có thể bắn một lúc tới khoảng 600 quả bom nhỏ. Sức công phá của nó thật kinh khủng, đây là loại vũ khí hủy diệt cực kỳ nguy hiểm, đã bị cấm trên thế giới. Chỉ cần khoảng 20 kilogram là có thể tàn phá một khu vực rộng lớn bằng nhiều lần sân đá banh. Điều nguy hiểm là có nhiều trái bom không nổ ngay và một thời gian sau mới phát nổ, thậm chí còn kéo dài tới nhiều thập niên sau đó. Thống kê của Tổ Chức Hồng Thập Tự Quốc Tế cho biết bom chùm có tỷ lệ bom không nổ ngay chiếm từ 10% tới 40%. Tình trạng này sẽ dẫn tới rất nhiều thương vong trong nhiều năm cho dù chiến tranh đã kết thúc.
Hội Nghị Thượng Đỉnh của Liên Minh NATO
Liên Minh NATO sẽ có hai ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Vilnius, thủ đô của Litva, bắt đầu vào ngày Thứ Ba 11/7/2023. Ukraine sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự. Nhà báo David Brennan của Newsweek đưa ra một số điểm quan trọng cần lưu ý: Vấn đề Ukraine, kết nạp thành viên mới, chi tiêu quân sự, mối đe dọa ở Đông Âu và đối phó với Trung Cộng.
Sau nhiều cuộc thương thuyết, cuối cùng Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đồng ý chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Liên Minh NATO. Thụy Điển sẽ là thành viên thứ 32 của liên minh này. Biden cũng cố gắng thúc đẩy cho Ukraine được gia nhập nhưng rất có thể sẽ không thành công vì ảnh hưởng của cuộc chiến. Nếu Ukraine được chấp nhận là thành viên của NATO thì cuộc chiến với Nga không còn là cuộc chiến giữa Ukraine và Nga nữa mà sẽ trở thành cuộc chiến giữa Nga và khối NATO, điều mà nhiều quốc gia trong liên minh này chưa sẵn sàng chấp nhận.
Về vấn đề chi tiêu cho quân sự thì từ năm 2014 các quốc gia trong khối NATO đã đồng ý việc chi 2% GDP nhưng chỉ có 8 trong số 31 các thành viên thực hiện đúng điều đã cam kết. Trước nhu cầu thực tế là cuộc chiến với Nga và mối đe dọa tại Đông Âu đang lộ diện nên Liên Minh NATO cần đặt mức chi tiêu quân sự nhiều hơn, mức chi tiêu mới sẽ là 2.5%. Sau đại dịch COVID-19, đa số các quốc gia đã nhìn thấy rõ sự thách thức và cạnh tranh của Bắc Kinh. Hội Nghị NATO kỳ này sẽ thảo luận về việc đối phó với Trung Cộng, đây là lần đầu tiên NATO công nhận mối đe dọa của Trung Cộng đối với các thành viên trong khối NATO.
Trọng điểm của hội nghị là cuộc chiến của Ukraine với Nga. TT Zelensky thừa nhận rằng Ukraine đã không đạt được những bước tiến lớn, và yêu cầu đồng minh NATO yểm trợ thêm nhiều vũ khí. Biden hứa sẽ gởi bom chùm tới Ukraine.
Liên Minh NATO hiểu rằng bảo vệ Ukraine chống lại Nga là bảo vệ an ninh cho chính họ, tuy nhiên đa số các thành viên NATO không đồng ý quyết định viện trợ bom chùm cho Ukraine. Thủ Tướng Anh Rishi Sunak và Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho hay họ sẽ phản đối. Thủ Tướng Anh nói với Sky News: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống xâm lăng của Nga, và chúng tôi đã làm điều đó bằng cách cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nặng và vũ khí tầm xa, tôi hy vọng tất cả đồng minh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.”
Anh, Tây Ban Nha và 2/3 thành viên khối NATO là những quốc gia trong số 120 quốc gia đã ký kết công ước năm 2008, cấm mọi hoạt động sản xuất, xử dụng và tàng trữ bom chùm vì lý do nhân đạo. Hoa Kỳ, Ukraine và Nga đã không ký công ước này.
Trước đây đã có một số quốc gia xử dụng bom chùm nhưng vẫn không giải quyết được gì cho mục tiêu của cuộc chiến. Tại sao giờ đây Biden lại đưa Hoa Kỳ đi vào vết xe đã đổ?
Kim Nguyễn
------------





Bom chùm hoạt động như thế nào?
----------