Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Tập Cận Bình vượt qua được những thách thức hiện tại ở Trung Quốc?
Tác giả : Gregory Copley
Biên dịch : Huyền Anh
Nguồn: NTD Vn Ngày đăng: 2023-10-04
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp với người đồng cấp Nga tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 21/03/2023. (Ảnh: ALEXEY MAISHEV/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)
Có nhiều lý do để tin rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với nhiều thách thức chính trị hơn khả năng giải quyết của ông. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ông giải quyết trọn vẹn những mối đe dọa này và giữ vững ngai vàng của mình?
Bài bình luận :
Sự khẳng định của thập kỷ qua rằng Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã được đưa ra ánh sáng: Trung Quốc hiện đang suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ mức thấp đến mức mà thống kê đã chỉ ra. Tuy nhiên, ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn có trong tay những nguồn lực khổng lồ, và người ta dự đoán rằng ông Tập sẽ sử dụng những nguồn lực này một cách hung hãn - thậm chí có thể là tuyệt vọng - để bảo vệ vị thế của mình.
Ngày càng có nhiều suy đoán rằng chỉ cần một sự kết hợp của bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và an ninh lớn thôi là ông Tập có nguy cơ phải rời nhiệm sở trong vòng vài tháng và vài năm tới.
Những nỗ lực tích trữ lương thực, năng lượng và vũ khí của ông Tập dường như vẫn chưa đủ để cung cấp cho ông những nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông Tập sẽ chấp nhận “xuống hạng”. Ngược lại, ông tin rằng ông vẫn có trong tay cơ hội vàng để giữ vững ngôi vương.
Tuy nhiên, người dân Trung Quốc ngày càng trở nên kích động khi họ bị tước đi niềm hy vọng mới chớm nở về một cuộc sống tươi đẹp, số tiền tiết kiệm và công ăn việc làm. Người dân và một phần tử mờ ám của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể là “thế lực không thể cưỡng lại” nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt ông Tập.
Những áp lực này có thể kích thích ông Tập đưa ra một số chiến lược đánh lạc hướng đối với người dân cũng như các đối thủ chính trị và quân sự của ông. Việc thanh trừng các đối thủ mà ông Tập thực hiện trong những năm gần đây dường như vẫn không thể đảm bảo cho ông quyền lực và an toàn thực sự.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ông Tập vượt qua được hàng loạt trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua này?
Việc ông Tập tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ sẽ mang lại điều gì cho Trung Quốc, khu vực và cán cân quyền lực chiến lược toàn cầu?
Ông Tập đã nhận thức rõ ràng những mối đe dọa đối với vị thế của mình. Do đó, ông cùng phe cánh của mình luôn sử dụng sự tự tin và lối hùng biện “chiến lang” để đáp trả một cách trực tiếp và tương xứng, xứng đáng với cảm giác bất an của họ.
Đài Loan: 'Sự phân tâm tối thượng' của ông Tập
Mối quan tâm lớn nhất dường như là liệu ông Tập có thể phát động thành công một cuộc tấn công quân sự vào Trung Hoa Dân Quốc (ROC) - Đài Loan - để kết thúc Nội chiến Trung Quốc và chấm dứt tính hợp pháp của ROC với tư cách là người kế thừa trực tiếp chính phủ đế quốc Trung Quốc hay không.
Ngay cả khi ông có thể khiến phần lớn PLA vượt ra ngoài các cuộc tập trận đe dọa chống lại Đài Loan và vượt qua ranh giới để tiến hành các hoạt động động lực thực sự, liệu điều này:
1. có thành công như một hoạt động quân sự hay không;
2. có kích hoạt sự hỗ trợ đã hứa dành cho Đài Loan từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các đồng minh khác (bao gồm toàn bộ Bộ tứ) hay không;
3. có phải là nguyên nhân thực sự châm ngòi cho cuộc nổi dậy trong nước chống lại ông Tập và ĐCSTQ hay không?
4. có kích động một cuộc trả đũa quân sự từ Trung Hoa Dân Quốc, phá hủy Đập Tam Hiệp và xóa Bắc Kinh và Thượng Hải khỏi bản đồ hay không?
Điểm mấu chốt là “sự phân tâm tối thượng” của ông Tập - mối đe dọa về một trận chiến trực tiếp với Đài Loan - đầy mơ hồ và có thể kéo theo một cuộc tấn công quân sự của Ấn Độ chống lại Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng, điều này rất quan trọng đối với việc Trung Quốc kiểm soát mặt hàng có giá trị nhất của mình: nguồn nước.
Chúng ta biết rằng ông Tập đã lên kế hoạch cho tình huống này và các tình huống bất ngờ khác bằng cách tăng cường nguồn lực của PLA trên cao nguyên Tây Tạng cũng như dọc biên giới Việt Nam, và bằng cách đe dọa chiếm giữ các vùng lãnh thổ Viễn Đông của Nga có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tiếp cận Thái Bình Dương của Moscow.
Có lý do để cho rằng ông Tập đang cân nhắc các phương pháp thay thế để đánh bại Đài Loan và cuối cùng đưa ROC vào quên lãng. Những nỗ lực có chọn lọc nhằm vô hiệu hóa hoặc khuất phục Đài Loan và tung đòn chiến lược vào Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác sẽ là động thái chiến lược nhằm chấm dứt sự thống trị toàn cầu của Đài Loan trong ngành công nghiệp chip máy tính.
Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) kiểm soát 55% hoạt động kinh doanh sản xuất chip theo hợp đồng và hầu hết các chip hiện đại nhất trên thế giới. Điều này khiến TSMC trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng nhất trên thế giới, có lẽ còn quan trọng hơn cả “Phố Wall”, hiện là mục tiêu được phân bổ về mặt địa lý (và quan trọng hơn là rộng khắp về mặt địa lý) kể từ năm 2001.
Hoa Kỳ nhận thức được điểm này và đã bắt đầu nỗ lực cung cấp cho TSMC năng lực dự phòng bằng cách hỗ trợ một cơ sở sản xuất mới ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. TSMC được cho là tổ chức kinh doanh có giá trị nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hơn thế nữa.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, việc bắt đầu sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tại nhà máy Arizona do TSMC điều hành đã bị đẩy lùi sang năm 2025. Nguyên nhân là do Hoa Kỳ không thể cung cấp đủ công nhân và kỹ thuật viên lành nghề cần thiết để di chuyển thiết bị vào các cơ sở, việc Hoa Kỳ liên tục cắt giảm công nhân lành nghề trong những thập kỷ gần đây.
Vì vậy, nhà máy thứ hai ở tiểu bang Arizona - nơi sản xuất chip 3 nanomet và dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2026 - cũng có thể bị trì hoãn.
Điều này có nghĩa là ông Tập phải tính đến khoảng thời gian ít ỏi mà ông có được hòng làm trật bánh toàn bộ khu vực công nghiệp và thương mại phương Tây bằng cách phá hủy các cơ sở của TSMC ở Đài Loan trước khi doanh nghiệp này có được sức hút ở Mỹ? Và nếu ông ta có thể làm như vậy bằng cách phá hoại nghiêm trọng nền kinh tế và tiến bộ kỹ thuật của phương Tây, thì làm sao ông ta có thể làm điều đó mà không phát động một cuộc xung đột quân sự lớn hơn?
Phá hoại các nhà máy, dù gián tiếp hay công khai, đã trở thành dấu ấn của ĐCSTQ ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Tuy nhiên, TSMC ở Đài Loan phải được coi là mục tiêu cứng rắn, khó tiếp cận bằng thủ đoạn lật đổ.
Nhưng chỉ đơn thuần đẩy lùi nền kinh tế phương Tây - như việc vũ khí hóa Covid-19 và nỗi sợ hãi liên quan đến đại dịch - vẫn sẽ không thể mang lại “sự phân tâm chiến lược” cho người dân Trung Quốc đại lục khỏi tình trạng khốn cùng về kinh tế đến từ các chính sách thời Mao mà ông Tập đang áp đặt lên đất nước.
Ông Tập cần hành động mạnh mẽ hay chính xác hơn là dùng vũ lực để đàn áp các phần tử bất đồng chính kiến trong xã hội Trung Quốc và phe đối lập trong PLA.
Những thảm họa tự nhiên và nhân tạo lớn nhấn chìm Trung Quốc đại lục vào năm 2022 và 2023 đã làm nảy sinh sự bất mãn và các cuộc biểu tình rầm rộ hàng ngày đến mức lấn át khả năng ứng phó của các cơ quan an ninh của ĐCSTQ. Và nạn đói chỉ mới bắt đầu. Dù vậy, cho đến nay ông Tập vẫn sống sót. Kịch bản của ông Tập giống như một vận động viên nhảy dù lao xuống từ máy bay mà không cần dù, vừa quan sát khi đang ở trong không trung, vừa nói: “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.
Nếu ông Tập sống sót
Nhưng giả sử ông Tập có thể vượt qua sự suy thoái tuyệt đối mà Chủ nghĩa Mao mới đang áp đặt thông qua một nền kinh tế thiếu hụt phần lớn ngoại thương, sản xuất lương thực, nguồn nước không đủ và bị ô nhiễm, thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Bất kể ông Tập có phát động một cuộc xung đột hay không, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể rơi vào suy thoái trong vòng hai năm hoặc ít hơn đến mức không còn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.
Nói cách khác, bất kể phương Tây có làm gì thì tác động tiêu cực của sự sụp đổ kinh tế của nước này sẽ được cảm nhận trên toàn cầu và ở Trung Quốc. Ông Tập rõ ràng đang chuẩn bị cho một tình huống kiểu Mao Trạch Đông, trong đó xã hội sa lầy vào đấu đá nội bộ để đánh lạc hướng công chúng khỏi nạn đói và tình trạng bần cùng hóa trên diện rộng.
Một ông Tập sống sót sau trùng trùng khó khăn kể trên vẫn sẽ chủ trì một bộ máy an ninh ưu việt hơn phần còn lại của xã hội về tiền bạc và phần thưởng, tạo cơ hội cho Bắc Kinh theo đuổi hoạt động tống tiền hạt nhân trên toàn thế giới. Nỗ lực này có thể so sánh được, thậm chí lớn hơn, so với thời Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, điều này sẽ không mang lại cho nước này khả năng chiến thắng trong một cuộc xung đột quốc tế.
Trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ thậm chí còn trở nên ít có khả năng giao dịch trên toàn cầu hơn và sức mạnh của Trung Quốc sẽ quay trở lại giống như thời Mao, khi Trung Quốc chỉ phát huy tác dụng ở một quốc gia châu Phi (Zimbabwe). Tuy nhiên, trong kịch bản này, Nga sẽ trở thành đối thủ chính của Trung Quốc và Moscow sẽ cố gắng củng cố sức mạnh của mình ở vùng Viễn Đông, giành lại quyền lực đối với Triều Tiên, cùng nhiều vấn đề khác.
Một Trung Quốc nghèo khó sẽ cố gắng tận dụng chiếc ghế thường trực của mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đạt được những lợi thế ở những nơi có thể. Trên thực tế, điều này - kết hợp với sự phân cực của thế giới do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine gây ra - sẽ đánh dấu sự kết thúc mọi vai trò có ý nghĩa của Liên Hợp Quốc.
Đây sẽ là dấu hiệu cho thấy “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” thời hậu Thế chiến II đã đi đến hồi kết. Tuy nhiên, nó sẽ đảm bảo rằng Hoa Kỳ, với tư cách là nền kinh tế còn tồn tại lớn nhất thế giới, sẽ thống trị một phiên bản mới của “trật tự thế giới” bao gồm nhiều quốc gia đa dạng hơn hoạt động trong một thế giới ít bị kiểm soát hơn.
Ông Tập sẽ cố gắng đạt được mức độ khả thi về kinh tế và ảnh hưởng chiến lược cao hơn bằng cách tăng cường nỗ lực trong các lĩnh vực then chốt như bộ vi xử sản xuất chip, thống trị không gian và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, bây giờ ông ấy buộc phải làm như vậy thông qua nguồn đáng tin cậy duy nhất của mình: các công ty nhà nước (SOE), về cơ bản đã hấp thụ các dự án của khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước vì lý do an ninh chính trị, ông đã làm suy yếu (hoặc về cơ bản là không thể kiểm soát được) sức sáng tạo của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ thành công về mặt công nghệ và mặc dù về cơ bản là không an toàn về lương thực và xã hội nghèo nàn, nhưng Bắc Kinh vẫn hùng mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Ở nhiều khía cạnh, đây có thể là kết quả tốt nhất có thể xảy ra đối với thế giới nhưng lại là một trong những kết quả tồi tệ nhất mà người dân Trung Quốc có thể tưởng tượng được. Nhưng kết cục này vẫn sẽ khiến cuộc nội chiến kéo dài giữa ĐCSTQ và những người theo chủ nghĩa dân tộc rơi vào thế giằng co, có thể cho phép Đài Loan dần dần giành lại sự công nhận của quốc tế ở quy mô mà họ từng được hưởng.
Tuy nhiên, sau sự sụp đổ về khả năng can thiệp và đe dọa hiện hữu của ĐCSTQ, thế giới sẽ phải đối mặt với một thời kỳ biến động kinh tế to lớn khi trung tâm quyền lực kinh tế và chiến lược sẽ chuyển sang một địa điểm khác.
Nhưng chính xác là ở đâu?
Thứ nhất, Nga và Ấn Độ sẽ được tăng cường sức mạnh chiến lược theo những cách chưa từng có, cả riêng biệt lẫn cùng nhau. Châu Âu cho thấy ít có xu hướng nối lại quá trình phát triển hướng tới một cường quốc chiến lược với tư cách là một quốc gia bán quốc gia thống nhất.
Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn chắc chắn sẽ quay trở lại các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Ý. Sẽ tồn tại những khu vực thịnh vượng quan trọng trong khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Những nước khác có thể hồi sinh, nhưng quyền lực trên toàn thế giới của họ sẽ bị hạn chế, ngoại trừ Pháp. Tuy nhiên, Vương quốc Anh, thoát khỏi tình trạng bất ổn khó chữa của Liên minh châu Âu, sẽ bắt đầu khôi phục chương trình nghị sự toàn cầu của mình.
Thứ hai, một Trung Quốc hậu cộng sản sẽ chứng kiến AUKUS - hiệp ước giữa Úc, Anh và Mỹ - trở thành lực lượng chủ chốt trong việc kiến tạo “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” tiếp theo: kế thừa nền Hòa bình của người Mỹ (Pax Americana).
Một viễn cảnh đen tối
Nói cách khác, ngay cả khi ông Tập vượt qua được những trở ngại hiện tại, ông vẫn sẽ là vị vua cai trị trên vùng đất cằn cỗi. Không rõ ông có thể giữ chức vụ này trong bao lâu, nhưng thiệt hại đối với Trung Quốc có thể sẽ nặng nề như chủ nghĩa Mao - một chủ nghĩa đã sát hại hàng chục triệu người dân Trung Quốc.
Câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc nếu ông Tập không thể sống sót sau những trở ngại trên và bị nhấn chìm bởi các thế lực đối lập như người dân Trung Quốc và PLA.
Liệu ĐCSTQ có động thái phủ đầu để loại bỏ ông Tập trước khi hệ thống sụp đổ hoàn toàn?
Liệu PLA có âm thầm nắm quyền kiểm soát, để ông Tập và ĐCSTQ trở thành bù nhìn?
Liệu PLA có quay trở lại vị thế theo chủ nghĩa Mao ban đầu của mình như một lực lượng chia rẽ giữa các lãnh chúa trong khu vực, có lẽ báo trước (một lần nữa) sự chia cắt về mặt địa lý của Trung Quốc?
Giống như việc ông Tập Cận Bình cố gắng vẽ lại đường biên giới bằng cách mở rộng các yêu sách của ĐCSTQ đối với Biển Đông, cũng như sáp nhập Đài Loan và các vùng lãnh thổ khác ở Biển Hoa Đông, hay sáp nhập phần lớn vùng Viễn Đông Nga vào Trung Quốc, thật có lý khi cho rằng các hành động sắp tới sẽ diễn ra những thay đổi, bao gồm cả thay đổi về biên giới không phải do Bắc Kinh thực hiện.
Những nỗ lực này có thể bao gồm những thay đổi trong việc kiểm soát Cao nguyên Tây Tạng, sự phản kháng của các quốc gia Trung Á chống lại Trung Quốc, sự khôi phục các hãn quốc Thổ Nhĩ Kỳ như những hãn quốc hiện là một phần của Trung Quốc, chẳng hạn như Tân Cương, v.v.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Theo The Epoch Times

Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là The New Total War of the 21st Century and the Trigger of the Fear Pandemic (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21 và yếu tố kích hoạt đại dịch sợ hãi).
----------