Cảnh sát Brussels bắn chết kẻ tấn công sát hại hai công dân Thụy Điển
Nguồn: BBC Ngày đăng: 2023-10-17
Cảnh sát Brussels vào tối thứ Hai đã bắn chết kẻ sát hại hai công dân Thụy Điển.
Người đàn ông 45 tuổi, tên là Abdesalem, bị bắn trong một quán cà phê ở khu Schaerbeek.
Hai người Thụy Điển thiệt mạng và người thứ ba bị thương trong vụ tấn công bằng súng tiểu liên hôm thứ Hai.
Vụ việc xảy ra trên Boulevard d'Ypres, nằm cách sân vận động 5km, nơi đội tuyển Bỉ gặp tuyển Thụy Điển để giành quyền tham dự giải bóng đá Euro 2024.
Sau đó, Brussels đã được đặt trong tình trạng cảnh báo khủng bố cao nhất.
Bộ Ngoại giao Thụy Điển cảnh báo công dân nước mình ở Bỉ
Tay súng được cho là một người gốc Tunisia đã đến Bỉ bất hợp pháp sau khi đơn xin tị nạn của ông ta bị từ chối vào năm 2020.
Ông ta đăng một đoạn video lên mạng nói rằng ông ta đã giết người nhân danh Thượng đế, và cơ quan công tố tin rằng ông ta lấy cảm hứng từ nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden nói với đài truyền hình công Flemish VRT rằng vũ khí tự động được tìm thấy trên người ông ta giống với vũ khí được sử dụng trong vụ tấn công hôm thứ Hai.
Thủ tướng Alexander De Croo trong cuộc họp báo hôm thứ Ba gọi vụ nổ súng hôm thứ Hai là “một hành động khủng bố đau lòng”, và các công tố viên cho biết động cơ nhiều khả năng là do quốc tịch của nạn nhân.
Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gửi tin nhắn tới các công dân nước mình tại Bỉ, yêu cầu họ "cảnh giác".
Họ cũng được yêu cầu không tiết lộ quốc tịch của mình, đài truyền hình công SVT đưa tin.
Ông De Croo nói: "Những kẻ thủ phạm, chúng cố gắng gieo rắc nỗi sợ hãi, sự ngờ vực và sự chia rẽ trong xã hội tự do của chúng ta. Chủ nghĩa khủng bố. Những kẻ khủng bố phải hiểu rằng chúng sẽ không bao giờ thành công trong ý định của mình."
Khán giả phải ngồi lại trong sân vận động Brussels khi trận đấu bị đình chỉ sau vụ các công dân Thụy Điển bị bắn
Vụ việc bắt đầu lúc 19:00 hôm thứ Hai (17:00 GMT), khi một người đàn ông nổ súng ở phía bắc trung tâm thành phố.
Các đoạn video được chia sẻ trên mạng cho thấy một người đàn ông đi xe tay ga, mặc áo khoác phản quang màu cam, lao tới và bắt đầu bắn người qua đường.
Sau đó ông ta đuổi theo mọi người vào hành lang của một tòa nhà chung cư để bắn hạ họ. Người ta nghe thấy bốn tiếng súng.
Hung thủ đã bắn ba người quốc tịch Thụy Điển, khiến hai người trong số họ thiệt mạng.
Ngay sau vụ tấn công, tay súng đã quay phim chính mình thừa nhận hành vi giết người.
Một cuộc truy lùng qua đêm diễn ra sau đó và mức độ đe dọa đối với thủ đô đã được nâng lên cấp bốn. Pháp cũng tăng cường các biện pháp an ninh ở biên giới Bỉ.
Trận cầu Euro 2024 nơi Bỉ gặp Thụy Điển đã bị dừng trước khi hiệp một kết thúc. Khoảng 35.000 khán giả tới xem bóng đá đã phải chờ hàng giờ ở sân vận động King Baudouin trước khi được sơ tán.
Nghi phạm bị bắn ở bên ngoài một quán cà phê
Một cuộc truy lùng lớn đã được triển khai, với cuộc lùng soát được thực hiện ở Schaerbeek, địa chỉ nơi nghi phạm đang ở.
Các quan chức cho biết cảnh sát đã nổ súng vào nghi phạm tại một quán cà phê gần nơi ở của ông ta.
Người đàn ông 45 tuổi bị bắn vào ngực và được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Ông đã tử vong trong bệnh viện vì các vết thương của mình.
Hai ngày trước, cảnh sát cũng bắt Mohamed Mogouchkov, 20 tuổi, công dân Nga người Chechnya xin tỵ nạn ở Pháp sau khi người này chém chết một giáo viên Pháp ở Arras.
Trang EuroNews sau đó đưa tin Bộ Nội vụ Pháp yêu cầu các cơ sở quản lý người tỵ nạn rà soát “những kẻ cực đoan”.
Tổng thống Emmanuel Macron muốn khởi động lại cuộc đàm phán với Moscow (bị ngưng vì đại dịch Covid) để trục xuất về nước này các phần tử Hồi giáo cực đoan, nhất là các nam thanh niên từ vùng Caucasus của Nga.
Gần ba năm trước, một giáo viên khác người Pháp, Samuel Paty bị một thanh niên Hồi giáo 18 tuổi đâm chết và chặt đầu ngay ở ngoại ô Paris.
Abdullakh Anzorov, công dân Liên bang Nga thuộc sắc tộc Chechnya xin tỵ nạn ở Pháp, đã hô to các khẩu hiệu Hồi giáo trước khi bị cảnh sát bắn chết.
-------
Ý kiến độc giả :

Câu trong bản tin trên ghi: "Các công tố viên cho biết động cơ nhiều khả năng là do quốc tịch của nạn nhân." cho thấy sự nhu nhược của chính phủ đốí với bọn khủng bố, không dám nêu đích danh là Hồi Giáo mà chỉ gán cho "quốc tịch" của kẻ sát nhân. Thực tế là hết 95% mọi khủng bố đều do người Hồi Giáo gây nên vì bọn này xem việc giết người là vinh quang cho đấng Allah Vĩ Đại của họ (Allah Akbar) cho nên không hề ngần ngại giết người mà lại tỏ ra vui sướng hạnh phúc được giết người cho Ngài. Nhưng chính quyền nhu nhược chỉ dám nêu danh trường hợp của 5% còn lại.
Chỉ có luật "mắt đền mắt, răng đền răng" mới trị nổi nạn khủng bố này, mà có lẽ để thực sự triệt tiêu bọn chúng hữu hiệu thì còn phải trả đũa hơn thế, phải bắt chước chính sách răn đe củaĐức Quốc Xã đối với dân Ý hồi đệ nhị thế chiến : Hễ một quân nhân Đức bị dân Ý lén lút bắn sẻ chết trên đường phố thì quân đội Đức sẽ bắt xử bắn 10 người dân của thành phố đó bất kể là ai, dù đó là linh mục hay nhân viên chính quyền. Có can đảm thì ra mặt trận đối mặt đấu súng, chứ núp bóng đàn bà trẻ con để bắn lén giết người thì trò hèn hạ này phải trả giá gấp 10 lần. Sở dĩ có nạn quân đội Mỹ tàn sát dân làng Mỹ Lai ờ tỉnh QuảngNgãi – VN, cũng vì trò hèn hạ của bọn Việt Cọng, núp bóng dân lành để tránh bị trừng phạt cho nên chúng bị phản đòn tàn bạo.
Nghe kể rằng sư đoàn Đại Hàn khi qua giúp đánh VC ở Miền Nam VN, khi đi hành quân xong ở một làng nào thì làng đó hoàn toàn được bình định (pacified) không còn bóng VC, bởi lính Đại Hàn đã có kinh nghiệm xương máu với bọn Cọng Sản Bắc Hàn trong chiến tranh Cao Ly, cho nên đến nơi nào mà khám phá thấy hầm VC có vũ khí cất đấu mà dân không chịu hợp tác chỉ điểm quân thù thì họ giết và thủ tiêu xác những kẻ ngoan cố đó để không còn ai tố cáo với ai nữa. Đã là chiến tranh thì không nên pha trộn với nhân đạo vì có câu "nhân đạo với kẻ thù là đồng nghĩa với tự sát"
Kim Hoa BB
----------