Tô Lâm và Vụ án MobiFone mua AVG
Tác Giả : Trần Quốc Kim | Nguồn: Diễn đàn This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | Ngày đăng :2024-07-09 |
Tóm lược:
- Vụ án xảy ra dưới thời 3X còn làm Thủ tướng và Nguyễn Bắc Son làm Bộ Trưởng Bô Thông Tin và Truyền Thông (2011-2016). MobiFone đã mua lại 95% cổ phần AVG với số tiền lên đến 8.900 tỉ đồng, với mục tiêu mà MobiFone giải thích là “để đa dạng dịch vụ cung cấp khách hàng, bước vào mảng truyền hình trả tiền”. Nhiều chuyên gia cho rằng Mobifone đã mua với mức gia cao cấp 9 lần so với giá trị thực của AVG.
- Bốn nhân vật chủ chốt trong vụ mua bán này là Phạm Nhật Vũ (Chủ công ty AVG), Lê Nam Trà (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Mobifone trực thuộc Bộ 4T), Trương Minh Tuấn (Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông) và Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công An). Tuy là dịch vụ kinh doanh về truyền thông, nhưng lại dính đến an ninh quốc gia nên phải có “chỉ đạo” của Bộ Công An. Đó là không được chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài mà chỉ bán cho đối tác trong nước và mọi đàm phám mua bán không công khai.
- Vụ án này bị điều tra sau khi 3X trở về Kiên Giang làm người tử tế sau Đại hội Đảng XII (1/2016). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người phát pháo lệnh vào ngày 1 tháng 8 năm 2016 với yêu cầu Thanh tra Chính phủ “khẩn trương tiến hành toàn diện về Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.”
- Ngày 24/4/2918, Thanh tra Chính phủ đã chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an. Theo kết luận của họ, AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, vì vậy Mobifone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng.
- Tất cả những người liên hệ trong vụ mua bán này đều bị đi tù và bị khai trừ ra khỏi đảng. Nguyễn Bắc Son bị tuyên án tử hình sau giảm xuống còn chung thân vì đã “khắc phục” nộp 3 triệu Mỹ Kim. Lê Nam Trà bị 23 năm tù. Trương Minh Tuấn bị 13 năm tù. Phạm Nhật Vũ chỉ bị 3 năm tù. Duy chỉ có hai người không hề hấn gì là đồng chí 3X và đồng chí Tô Lâm. Không những thế, sau vụ án này đồng chí Tô Lâm còn leo lên làm Bộ Trưởng Công An và hiện đang là Chủ Tịch Nước và đang có nhiều tiềm năng trở thành Tổng Bí Thư thay Nguyễn Phú Trọng nếu ông này có mệnh hệ gì.
|
Diễn Tiến Cuộc Mua Bán
Tổng Công Ty Viễn Thông Mobifone được thành lập vào ngày 1 tháng 12/2014 theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông (viết tắt là Bộ 4T) nhằm đầu tư, xây dựng, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Nhà nước là chủ sở hữu của Mobiforne giao cho ông Lê Nam Trà làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc.
Công Ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (viết tắt là AVG) được thành lập vào ngày 15 tháng 8/2008 có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
Qua sự chi đạo của Nguyễn Bắc Son, Bộ Trưởng Bộ 4T đã “định hướng” cho Lê Nam Trà thực hiện đầu tư dự án dịch vụ truyền hình của Mobifone bằng hình thức mua cổ phần của AVG. Những để mua được 95% cổ phần AVG với giá trị trên 5.000 tỉ đồng, thì Mobifone phải có sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ theo quy định của pháp luật. Nguyễn Bắc Son đã phải đi đêm với Văn Phòng Chính Phủ để có sự chấp thuận của Thủ tướng 3X qua văn thư ký ngày 14 tháng 12 năm 2015 với chữ ký của Lê Mạnh Hà, con trai của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Sau khi có được sự đồng ý của Thủ tướng 3X, những cuộc “mật đàm” giữa Lê Nam Trà (Mobifone) và Phạm Nhật Vũ (AVG) bắt đầu ngã giá. Nhưng để cuộc ngã giá không bị tiết lộ và giữ kín gìữa hai bên, phía Mobifone đề xuất Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son, đưa việc mua cổ phần AVG vào diện “bí mật quốc gia”.
Trương Minh Tuấn, lúc đó là Thứ trưởng thường trực Bộ 4T người chỉ huy cuộc “ngã giá” đã viết một lá thư gửi cho Tô Lâm, lúc đó cũng là Thứ Trưởng Bộ Công An.
Trương Minh Tuấn đã viết rất nhiều văn kiện gửi cho Tô Lâm, một trong văn kiện đính kèm cho thấy là Trương Min Tuấn đã giải bày rất rõ vì sao Mobifone phải mua AVG và hối thúc Tô Lâm hợp tác.
Vừa nhận văn kiện của Trương Minh Tuấn thì chỉ 3 ngày sau, Tô Lâm đã trả lời thư đề ngày 21 tháng 12 năm 2015 cho rằng việc Mobifone mua AVG là sự thận trọng và đáp ứng quan tâm về an ninh mà Bộ Công An nêu ra.
Có thể nói văn kiện kí ngày 21 tháng 12 năm 2015, Tô Lâm đã không chỉ dọn đường mua bán độc quyền giữa Mobifone và AVG mà còn yêu cầu “Bộ Truyền Thông và Thông Tin “ tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho công ty Mobifone khai thác hiệu quả dự án này để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh văn hóa, tư tưởng, truyền thông, thông tin.
Ba Văn Kiện với ba chữ ký của Lê Mạnh Hà (Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ), Trương Minh Tuấn (Thứ Trưởng Bộ 4T), Tô Lâm (Thứ Trưởng Bộ Công An), được coi là nền tảng quan trọng dẫn đến việc mua bán giữa Mobifone và AVG, dưới sự chỉ đạo của 3X và Nguyễn Bắc Son.
Đảng Ra Tay Như Thế Nào
Ngày 31 tháng 07 năm 2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai về trách nhiệm trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Ngày 8 tháng 03 năm 2018, Ban Bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, sớm công bố kết luận thanh tra dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Ban Bí thư cho rằng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Ngày 12 tháng 03 năm 2018 tại trụ sở Bộ Thông tin - truyền thông, lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông Mobifone và các cổ đông AVG ký biên bản cam kết hủy thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.
Ngày 14 tháng 03 năm 2018, Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, vi phạm từ việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính kinh doanh của công ty AVG, và đề nghị Thủ tướng Chính phủ (Nguyễn Xuân Phúc) chuyển cơ quan công an khởi tố điều tra.
Thanh tra Chính phủ tiến hành chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an hôm 24/4/2018. Theo kết luận của họ, AVG chỉ có giá trị ròng khoàng 1.900 tỷ đồng, vì vậy Mobifone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng.
Ngày 23 tháng 02 năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam và cho xét nhà ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn - cả hai đều là cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015 liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Trưa 13 tháng 04 năm 2019, ông Phạm Nhật Vũ (em Phạm Nhật Vượng), nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) bị khởi tố, tạm giam, khám xét nhà về tội Đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Cơ quan điều tra cũng bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng là nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Lê Nam Trà (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4, điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nhà ông Võ Văn Mạnh, giám đốc và ông Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.
Trưa ngày 28 tháng 12 năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án phạt một số tội phạm chủ mưu như sau:
Nguyễn Bắc Son: 16 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, và án tù tử hình về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt tù tử hình. Nhưng sau đó giảm xuống còn chung thân vì gia đình đă nộp lại toàn bộ 3 triệu USD hối lộ.
Trương Minh Tuấn: 6 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 8 năm tù về tội nhận hối lộ. Tổng hình phạt 14 năm tù.
Lê Nam Trà: 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 16 năm tù về tội nhận hối lộ, tổng hình phạt 23 năm tù.
Phạm Nhật Vũ: bị kết án 3 năm tù về tội đưa hối lộ.
Những thủ phạm của vụ án này đã vào tù. Nhưng trong vụ Mobifone mua AVG có một nhân tố quan trọng là công ty AMAX với hai chức năng tư vấn về đầu tư và thẩm định giá. Công ty AMAX là chủ thể nâng giá trị công ty AVG của Phạm Nhật Vũ dẫn đến sự thiệt hại nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng. Hai ông Võ Văn Mạnh, giám đốc AMAX và Hoàng Duy Quang, nhân viên AMAX bị bắt và bị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng chỉ bị xử 3 năm tù.
Công ty tư vấn AMAX là sân sau của Nguyễn Thanh Phượng (con gái của 3X). Cuộc mua bán và ngã giá giữa Mobifone và AVG trong thực tế là do Nguyễn Thanh Phượng chỉ đạo ở phía sau.
Nói cách khác, canh bạc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG từ giá trị thực 1.900 tỉ đồng nâng khống lên thành 8.900 tỉ đồng, nếu không có 3X và Tô Lâm đứng đàng sau thì khó thành. Nhưng rồi 3X đã phải trở về làm người tử tế năm 2016 nên vụ mua bán này đã bị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kịp thời ngăn chận để nhà nước không thiệt hại hơn 7.000 tỉ đồng.
===
Tô Lâm từ dính vụ AVG đến bảo kê cho Vingroup
Nguồn: Đất Việt | Ngày đăng :2024-07-09 |
Tô Lâm và Trương Minh Tuấn
Phiên xử vụ án Mobifone – AVG cho thấy, cả ba văn bản mà ông Tô Lâm đã ký không chỉ dọn đường để Mobifone mua cổ phần của AVG với giá trên trời mà việc tùy tiện xếp thương vụ vào diện “mật” hoặc “tối mật” đã ngăn chặn tất cả mọi người tiếp cận, đề cập đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Trong quá khứ, Tô Lâm từng dính dáng đến chủ một thực thể vốn gần gũi với người đang nắm giữ quyền điều hành Vingroup. Thực thể đó là Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG). AVG nằm trong tay của ông Phạm Nhật Vũ – bào đệ của ông Phạm Nhật Vượng. Năm 2014, ông Phạm Nhật Vũ quyết định bán 95% cổ phần cho Mobifone (doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin truyền thông).
Giá trị thực của số cổ phần này chỉ có 1.900 tỷ đồng nhưng Mobifone lại mua với giá 8.900 tỷ đồng. Sự việc vỡ lở, một ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng đồng thời là cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông bị phạt tù chung thân (Nguyễn Bắc Son), một ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng Đảng kiêm Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông lúc đó bị phạt 14 năm tù (Trương Minh Tuấn), Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone bị phạt 23 năm tù (Lê Nam Trà),… nhưng ông Phạm Nhật Vũ chỉ bị phạt ba năm tù vì hai… ngày trước khi Thanh tra chính phủ công bố Kết luận Thanh tra chủ động đề nghị hủy thương vụ, trả lại toàn bộ tiền cho Mobifone.
Tuy Thanh tra chính phủ khẳng định rằng Bộ Công an đã phát hành ba công văn “trái quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền”, đồng thời đề nghị “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Công an trong việc tham mưu ban hành ba văn bản tham gia ý kiến với Bộ Thông tin-Truyền thông” nhưng ông Tô Lâm khi ấy là thượng tướng, Thứ trưởng Công an – người ký cả ba văn bản vẫn vô sự.
Phiên xử vụ án Mobifone – AVG cho thấy, cả ba văn bản mà ông Tô Lâm đã ký không chỉ dọn đường để Mobifone mua cổ phần của AVG với giá trên trời mà việc tùy tiện xếp thương vụ vào diện “mật” hoặc “tối mật” đã ngăn chặn tất cả mọi người tiếp cận, đề cập đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Sự việc vỡ lở chỉ vì một số thành viên của Mobifone kiên trì tố cáo không ngưng nghỉ cả bằng đơn, thư gửi đi khắp nơi lẫn bày ra những khuất tất trên mạng xã hội và tương quan thế lực ở thượng tầng thay đổi.
Một trong ba công văn đề nghị Bộ Thông tin-Truyền thông “chỉ đạo hai doanh nghiệp không công khai, tuyên truyền sự việc, quản lý chặt chẽ các thông tin, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng vì đây là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp”. Đồng thời Thượng tướng Tô Lâm còn “đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí không đưa tin, bài viết bình luận về hoạt động chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp”.
Xem lại công văn này ắt thấy, “biện pháp nghiệp vụ” vừa kể đã được dùng nhiều lần, với nhiều đối tượng và đã dùng ắt vấn đề không nhỏ.
Chưa có bằng chứng nào về việc Bộ công an nói chung và lực lượng an ninh thuộc Bộ Công an nói riêng bảo kê cho Vingroup. Cũng chưa có bằng chứng nào về việc Vingroup dùng Bộ Công an song chẳng lẽ tất cả đều là ngẫu nhiên?
Ngạn ngữ có câu “trong ruộng dưa đừng cột dây giày, dưới gốc mận đừng sửa mũ”, hàm ý người tử tế nên tránh gây ngộ nhận.
Cả Vingroup lẫn Bộ Công an dưới quyền điều hành của ông Tô Lâm chưa chú ý để tránh ngộ nhận và trong tương lai có muốn tránh chăng?
(Theo RFA)
----------
Ý kiến đóng góp và bài vở xin gởi đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Cám ơn |