JOE BIDEN: ĐỒNG MINH KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY
Tác Giả : Đại-Dương | Nguồn: diendannhanban@googlegroups | Ngày đăng :2024-07-17 |
Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới, nhưng, niềm tin mà nhân loại đặt vào ngày càng giảm do cách hành xử không xứng tầm siêu cường của Chính phủ Joe Biden- Kamala Harris suốt 4 năm qua.
Thứ nhất, Tổng thống Biden không phân biệt rõ ràng bạn-thù, thân-sơ để củng cố và phát triển sức mạnh tập thể. Vì thế, đã làm mất niềm tin tuyệt đối từ các quốc gia đồng minh truyền thống lẫn đồng minh giai đoạn.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ký kết năm 1949 nhằm ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở Châu Âu và lan khắp toàn cầu.
Liên Xô hùng hậu liên kết với Trung Cộng, đông dân và cực đoan nhất để bành trướng Chủ nghĩa Xã hội toàn cầu làm cho thế giới rơi vào cuộc chiến tranh ý thức hệ: Cộng Sản và Tư Bản. Cuộc chiến này đang biến thể thành chiến tranh sắc tộc có thể gay cấn hơn và rất khó giải quyết.
Giai đoạn tài phiệt quốc tế khai thác thị trường Hoa Lục đã suy tàn nên ảnh hưởng của Tây Phương lên Bắc Kinh giảm dần mở đường cho Tài Phiệt Trung Quốc thao túng nền kinh tế Châu Âu.
Năm 2013, Tổng thống Barack Obama đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình sang California họp kín hai ngày đêm tại một tư trang. Xuất hiện với Tập trước báo giới, Obama tuyên bố đồng ý chia đôi Thái Bình Dương liền bị báo giới chỉ trích kịch liệt nên nói lướt qua, tuy nhiên, Tập vẫn nhắc lại thường xuyên. Thực tế, Trung Quốc đã xây 7 đảo nhân tạo mà 3 có phi đạo dài 3,000m và trang bị các hoả tiễn chỉa lên trời và radar tối tân sẵn sàng tác chiến. Obama làm thinh!
Vào thời Barack Obama-Joe Biden, các chiến hạm Mỹ tuần tra trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) không thi hành đúng theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các đảo nhân tạo chỉ có chủ quyền 500m cách bờ, nhưng, chiến hạm thời Obama ở xa bên ngoài 500m.
Năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ bị Tổng thống Obama hỏi Bắc Kinh có ý định quân-sự-hoá SCS (Biển Đông) không ? và được trả lời “không”. Nhưng, hoả tiễn tại các đảo nhân tạo vẫn giữ nguyên vị trí. Thực tế, Hoàng Sa và Trường Sa được Bắc Kinh quân-sự-hoá. Toàn bộ “Biển Nam Trung Hoa” được Việt Nam gọi “Biển Đông”. Philippine gọi “Biển Tây”.
Sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử đã tăng cường 6 chuyến tuần tra trên biển (PONOP) so với 2 thời người tiền nhiệm. Các sĩ quan Hải quân Mỹ thời Trump kháo nhau việc triệt hạ dễ dàng các đảo do Quân đội Nhật Hoàng chiếm đóng trên Thái Bình Dương. Chột dạ, Bắc Kinh ra lệnh đem tất cả hoả tiễn và radar vào kho. Đồng thời, tuyên bố “các đảo nhân tạo chỉ làm nhiệm vụ thuỷ văn”.
Tranh cãi về chủ quyền đã có từ lâu, nhưng, các bên liên quan không giải quyết được mặc dù Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã quy định rõ ràng về quyền hạn trên biển của từng quốc gia. UNCLOS đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới ký, phê chuẩn. Hoa Thịnh Đốn ký, nhưng, Quốc hội Mỹ không phê chuẩn mà chính quyền vẫn thi hành vì hầu hết các điều khoản trong Công ước đã có và được tuân hành từ trước.
Chính quyền Barack Obama đồng ý cho Tập Cận Bình xây dựng 7 đảo nhân tạo trên Biển Nam Trung Hoa nhằm làm suy yếu quyền lực Hoa Kỳ trong khu vực. Có lẽ, họ đã thực thi cam kết khi gặp tay đôi tại Tiểu bang California năm 2013. Kể từ đó, Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát toàn diện trên SCS.
Sau khi được bầu làm Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Donald Trump ra lệnh thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong UNCLOS.
Các Chiến hạm Tác chiến Ven bờ (LCS) trang bị vũ khí gần bằng Khu trục hạm, có trực thăng tuần tra riêng đã giúp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tránh được sự bắt nạt của các tàu chiến và tàu tuần tra đồ sộ của Trung Quốc.
Khi Hải cảnh Trung Cộng quấy rối, đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Mã Lai Á, Tổng thống Trump lập tức phái một Chiến hạm Đổ bộ phối hợp với một chiến hạm của Úc tập trận tại khu vực đó trong một tuần lễ. Sau đó, phái một chiếc LCS đi song song với tàu thăm dò Mã Lai Á buộc Bắc Kinh phải rút lực lượng quấy rối đi nơi khác.
Sau khi Tổng thống Joe Biden lên cầm quyền, căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa giảm vì Bắc Kinh tha hồ tác oai tác quái.
Bắc Kinh ban hành thời gian đánh bắt cá trên Biển Nam Trung Hoa bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực. Ngư thuyền bị tàu tuần của Trung Quốc đâm chìm, thuyền nhân bị bắt đem về Đảo Hải Nam xét xử và đòi tiền chuộc.
Ngư sản lớn và quý ở trong đường 9 đoạn của của Bắc Kinh không còn thuộc quyền từ do khai thác của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.
Ngày qua ngày, Bắc Kinh dụng sức mạnh Hải quân tuyệt đối để đẩy dần ngư dân Đông Nam Á ngày càng gần bờ làm cạn kiệt nguồn hải sản nuôi sống gia đình. Ngư dân Việt Nam phải đi thật xa, vào các vùng đánh cá của các nước khác, đặc biệt tại Indonesia nên bị bắt bỏ tù, đốt tàu đến phá sản.
Việt Nam sát nách Trung Quốc, láng giềng môi hở răng lạnh, nhưng, cũng là nạn nhân bị mất biển, chết người khi hành nghề trên ngư trường truyền thống của dân tộc.
Cộng sản Việt Nam ngoài mặt đòi lại quyền lợi cho dân tộc. Thực tế, Việt Nam đang mất dần theo chính sách đồng hóa của Trung Hoa.
Còn bao nhiêu người Việt Nam quan tâm đến sự sống còn của dân tộc?
Đại-Dương
----------
Ý kiến đóng góp và bài vở xin gởi đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Cám ơn |