Chiến Tranh Biểu Tình
(Rally War)
(Rally War)
Tác Giả : Phạm Văn Bản | Ngày đăng : 2024-08-26 |
Các cuộc biểu tình ngày nay người ta dùng phương pháp tổ chức gọi là Chiến Tranh Biểu Tình (Rally War), như đã từng được diễn ra trong Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age), mà Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) trước đây gọi là Chiến Tranh Nhân Dân (People War). Nếu chúng ta không có chương trình tổ chức và lãnh đạo biểu tình rõ ràng ngăn nắp như hệ thống Rally War, thì đòan người hội nhập vào đám biểu tình chỉ biến thành con chiên giúp cho lũ sói cảnh sát công an tiêu diệt nhằm bảo vệ chế độ độc tài chuyên chế.
Chiến tranh biểu tình có nghĩa là nhà tổ chức đã xử dụng Lực Dân (People Power) và Tiền Dân (People Money) vào chương trình tấn công chính quyền hay đảng chính trị đối lập, bao gồm toàn diện xã hội như kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục và tôn giáo.
Chiến tranh biểu tình thì khác biệt với chiến tranh nhân dân. Vì rằng chiến tranh nhân dân là người ta huy động nhân dân vào bộ máy chiến tranh do đảng độc tài chỉ đạo, tiếp đến là dùng những chiến thuật chiến lược đấu tranh nội tại, cùng với vũ khí chiến tranh cổ điển, và chỉ áp dụng thành công trong thời đại nông nghiệp.
Đang khi thời đại công nghiệp và Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) sắp tới, thì chiến tranh biểu tình (Rally War) là loại chiến tranh do ban tham mưu tổ chức và lãnh đạo của những con người có đủ Kiến Thức (Knowledge) và Thông Toàn (Wisdom). Ví dụ, các quốc gia dân chủ văn minh tiến bộ thì chiến tranh biểu tình được xử dụng vào công cuộc đấu tranh của thợ thuyền, như công nhân đòi tăng lương, sắc dân thiểu số đòi công bằng, hay tôn giáo chống chính quyền vi hiến.... và loại chiến tranh này đòi hỏi phải có điều kiện:
I. Nguyên Nhân
Nguyên nhân tạo ra chiến tranh biểu tình là do sự mâu thuẫn đối kháng của hai thế lực thù nghịch, hai đảng phái chính trị đối lập, hay hai thời đại khác biệt... một bên là đa số không nắm quyền cai trị, và bên kia là thiểu số cầm quyền hưởng đặc lợi quá mức:
a. Chủng Tộc - Chủng tộc thường được dùng để phân loại con người trong một thực thể, quốc gia, dân tộc, ngôn ngữ hay dựa vào nhóm tổ tiên hoặc cơ sở tập hợp khác biệt mang đặc tính di truyền, phân biệt chủng tộc của một quốc gia có nhiều sắc dân chung sống.
b. Tôn Giáo - Tôn giáo hay đạo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới. Thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt, tâm linh.
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi đã mất. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo như cuộc chiến đang xảy ra tại Ireland giữa nhóm Tin Lành và Công Giáo, nhóm Real IRA xử dụng khủng bố để tấn công đối phương, và một số nhóm Hồi Giáo cực đoan vừa tuyến bố thánh chiến với Hoa Kỳ, Do Thái, Ả Rập v.v...
c. Ý Thức Hệ - ý hệ hay hệ tư tưởng là một tập hợp các niềm tin hoặc triết lý được gán cho một người hoặc một nhóm người, đặc biệt là được tổ chức vì những lý do không hoàn toàn là nhận thức luận, trong đó các yếu tố thực tiễn cũng được chú trọng như các yếu tố lý thuyết. Trước đây thuật ngữ ý thức hệ được áp dụng chủ yếu cho các lý thuyết và chính sách kinh tế, chính trị hoặc tôn giáo. Tuy nhiên, kể từ khi được Karl Marx và Friedrich Engels xử dụng thuật ngữ này mang nội dung đấu tranh, lên án như ở Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc hay Đài Loan … là những quốc gia có hai hoặc nhiều tổ chức chính trị chủ trương điều hành quốc gia với nhiều chủ thuyết hay chính sách chính trị khác biệt.
d. Độc Tài Quân Phiệt - Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ ... như Miến Điện... các nước chậm tiến xử dụng quân đội và quyền lực kinh tế để nắm chính quyền.
Trên đà dân chủ hóa của thế giới khi các quốc gia có một hay nhiều nguyên nhân nói trên thì có thể huy động được dân chúng ủng hộ để tấn công chính quyền bằng chiến tranh biểu tình.
II. Mục Tiêu
Phe biểu tình nhắm các mục tiêu: nhân quyền, tự do, dân chủ... và tố cáo số người tham nhũng để đấu tranh. Chiến tranh biểu tình thường đánh vào mục tiêu phụ để chiến thắng các mục tiêu chính, tức là đánh vào kinh tế mà thắng chính trị.
Nhưng người ta cũng không đánh vào các cơ sở kinh tế quan trọng, mà chỉ nhắm vào một số mục tiêu phụ, vì mục tiêu phụ ngã sẽ kéo theo mục tiêu chính. Họ đánh vào phố xá thương mại, buôn bán, gây hỗn loạn chợ búa, thị trường làm cho kinh tế một miền, hay toàn dân toàn diện bị đình trệ, bị kiệt quệ và làm xụp đổ chính quyền.
III. Nhân Sự - Quân Đội
Chiến Tranh Biểu Tình không cần quân đội theo nghĩa đen, mà chỉ cần:
- Bộ Chỉ Huy nhẹ
- Đội quân cán bộ xách động quần chúng để huy động người dân trở thành “chiến sĩ biểu tình” xuống đường đánh phá chính quyền, và tự đài thọ “binh trang, binh lương, binh khí...”
- Nhóm ký giả quốc tế săn tìm tin tức và loan tải quảng bá trên truyền thông thế giới.
IV. Phương Tiện - Chi Phí
Chiến Tranh biểu tình chỉ cần:
- Ngân khoản tương đối nhỏ hơn nếu ta so sánh với ngân sách của chiến tranh cổ điển. Nhờ hệ thống ngân hàng có mặt hầu hết mọi nơi trên thế giới, nên việc vận chuyển tiền bạc để chi dùng ít gặp khó khăn.
- Máy móc, phương tiện truyền thông, liên lạc. Với hệ thống điện tính hay điện thoại cầm tay qua mạn lưới vệ tinh giúp chúng ta có sự liên lạc quốc tế, quốc nội dễ dàng nên không cần những máy móc dụng cụ chiến tranh đặc biệt.
- Và không cần vũ khí.
Những cuộc biểu tình lật đổ chính phủ độc tài Suharto của Indonesia năm 1998, hay vụ thay đổi chính phủ ở Ukraina vừa qua, chi phí cho chiến tranh biểu tình được ghi nhận ít tốn kém, đang khi những nước cộng sản trước đây đã phải chi phí những ngân khoản rất lớn cho công tác ngoại vận.
V. Chiến Trường - Nơi Áp Dụng
Chiến trường biểu tình được chọn lựa và có biên cương rõ ràng, nên không tổn hại nhân mạng, hay tài sản như các chiến tranh xử dụng vũ khí trong thời đại nông nghiệp.
Chiến trường chính là thủ đô của quốc gia, và các chiến trường phụ có thể mở ra khắp nước. Ngoài ra, chiến trường ngoại vận cũng được diễn ra tại các quốc gia hậu thuẫn cho phe biểu tình.
Sau một thời gian chuẩn bị vừa phải, bộ chỉ huy tham mưu có thể vận dụng chiến tranh biểu tình bất cứ lúc nào bằng cách thổi phồng một, hoặc nhiều nguyên nhân nói trên.
Tại những quốc gia dân chủ tiên tiến, phe đối lập chỉ áp dụng chiến tranh biểu tình trong các cuộc tranh đấu đòi tăng lương, làm áp lực chính phủ trong một số lãnh vực chính trị, mà không dùng loại chiến tranh nầy để thay đổi chính quyền, vì là không cần thiết. Tại các nước nầy, các đảng chính trị tranh cử tức đấu tranh chính trị qua bầu phiếu một cách văn minh và ôn hòa theo nhiệm kỳ được ấn định trong hiến pháp.
VI. Hậu Thuẫn Quốc Tế
Nhân loại sống trong hành tinh địa cầu mà nhiều năm qua giới truyền thông quốc tế đã gọi là "ngôi làng thế giới", nên hậu thuẫn quốc tế trở nên vấn đề thành bại của chiến tranh biểu tình.
Đối với các quốc gia đã từng có nhiều đồng minh cũ, việc tìm đồng minh hậu thuẫn không khó.
Điều quan trọng là khả năng của các lãnh tụ nói riêng, và tầm cở của tổ chức cứu nước nói chung, phải đạt đến cấp quốc gia để đại diện cho phe biểu tình thì mới được quốc tế yểm trợ.
Kinh nghiệm của Kampuchea trong năm 1997, Phó Thủ Tướng Hun Sen làm cuộc đảo chánh, cách chức Đệ Nhất Thủ Tướng của Thái Tử Ranarith Sihanouk. Nhưng ap lực quốc tế buộc Hun Sen phải cho Thái Tử Ranarith trở về nước tranh cử vào giữa năm 1998.
Các nước Cộng sản cũng thường xử dụng ngân khoản lớn để lobby cho các chính khách Tây phương cũng như vận động dư luận dân chúng nước tự do chấp nhận chế độ cộng sản.
Ví dụ như trường hợp Việt Nam, chính quyền đã phải bồi thường 250 triệu Mỹ Kim cho người Hoa Kỳ đã bị tịch thu nhà cửa ở Việt Nam sau năm 1975, và đổi lại bằng chính sách ngoại giao bảo trợ của Hoa Kỳ. Do đó, yếu tố đồng minh yểm trợ cũng đóng vai trò quyết định sinh tử trong ngôi làng thế giới ngày nay.
VII. Dân Chúng
Áp dụng chiến tranh biểu tình sẽ được khoảng 95% dân chúng ủng hộ vì nó hợp đạo lý và không đổ máu. Dân được hiểu là cả hai phía, kể cả dân đang sống dưới ách cai trị của phe bị chống đối, nên phe biểu tình không được đẩy đối phương vào đường tuyệt tự mà tạo ra cảnh sống chết.
Phe biểu tình chống chế độ độc tài, quân phiệt, cộng sản có thể nói rằng họ đang có 95% dân chúng ủng hộ, vì chính những thành phần ưu tú, dù được đảng cộng sản hay nhóm độc tài ưu đãi nhưng vẫn còn chống lại đảng hay chỉ trích chính phủ độc tài, thì thử hỏi còn lại bao nhiêu người dân không chống cộng hay chống độc tài.
Cán bộ và dân chúng theo dõi tin tức quốc tế, hoặc ra ngoại quốc trở về đều nhận thấy sự bất tài của đảng độc tài quân phiệt hay cộng sản. Những chính phủ loại nầy không còn dân nữa, họ chỉ có một thiểu số bám chặt vào quyền lợi cá nhân, gia đình bằng cách xử dụng chính phủ và đảng làm phương tiện tham nhụng bóc lột nhân dân để làm giàu.
Họ vơ vét chuyến tàu chót, và tâm lý mang gia tài chạy trốn đang tràn ngập tâm trí của những "nhà giàu mới" của chế độ độc tài quân phiệt hay Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên chính quyền cấm biểu tình là điều mà chúng ta dễ hiểu.
VIII. Kết Quả
Phe biểu tình nắm chắc phần thắng, tối thiểu là huề chớ không thua. Cuộc biểu tình làm thiệt hại uy tín của nhà cầm quyền rất lớn, và cũng là cớ để vận động các cuộc biểu tình kế tiếp cho đến thành công. Chiến Tranh biểu tình của thập niên qua mang lại một trong ba kết quả như sau:
a. Cải tổ - trẻ trung hóa guồng máy chính quyền hiện hành. Chính phủ thường chấp nhận tự do sinh hoạt chính trị và tổ chức trưng cầu dân ý về hiến pháp mới.
b. Thành lập chính phủ lâm thời - gồm nhiều đảng chính trị, ngưng thi hành hiến pháp cũ, giải tán quốc hội, và lập quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới.
c. Thành lập chính phủ mới thay thế chính phủ cũ, và ngưng thi hành hiến pháp, cai trị bằng sắc luật, triệu tập quốc hội lập hiến, soạn hiến pháp mới. Sau khi có hiến pháp thì sẽ tổ chức tranh cử chính trị trong thời hạn ấn định.
d. Chiến tranh biểu tình có thể áp dụng bất cứ nơi đâu, kể cả đất nước Việt Nam để mang tự do dân chủ, hạnh phúc và nhân quyền cho toàn dân.
Phạm Văn Bản
----------
Ý kiến đóng góp và bài vở xin gởi đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Cám ơn |