HỢP TÁC HÀN-TRUNG-NHẬT
Tác giả : Đại-Dương Nguồn: Tiếng Lòng Ta Ngày đăng: 2023-11-30
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin (giữa) và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị chụp ảnh trước cuộc hội đàm ba bên ở Busan, Hàn Quốc, vào ngày Chủ nhật 26 tháng 11, 2023.Ảnh của The Japan Times
Suốt chiều dài lịch sử Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc thường rơi vào các cuộc chiến khốc liệt dù cho họ có mối quan hệ láng giềng thân cận mà rắc rối như mớ tơ vò. Mở được nút thắt này lại chạm phải cái khác.
Trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật như vũ bảo và thay đổi hàng giờ, từng phút càng khiến cho mối quan hệ đa phương rất khó thoả mãn cho cả ba dân tộc láng giềng mà Trung Quốc và Nhật Bản là hai đế quốc sừng sỏ theo giòng lịch sử.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin và những người đồng cấp Yoko Kamikawa của Nhật Bản và Vương Nghị của Trung Quốc đã gặp nhau tại Busan ở Hàn Quốc để bàn về khả năng họp Thượng đỉnh giữa ba Nguyên thủ quốc gia láng giềng từng là những kẻ thù không đội trời chung vào nhiều giai đoạn lịch sử.
Tháng 12 năm 2019, ba Nguyên thủ Quốc gia đã hội nhau tại Thành Đô của Trung Quốc rồi bị gián đoạn vì chiến lược chống Cộng của Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn tham vọng vô bờ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhật Bản và Hàn Quốc cần thị trường tiêu thụ đồ sộ của Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh đã đánh cắp công nghệ dựa vào một số quy định quái đản “bất cứ sản phẩm nào mà có một cơ phận do Trung Quốc sản xuất thì được đóng dấu Made in China”. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế của họ vẫn gắn bó trong khi ba bên ráng kiềm chế nhằm tránh lan rộng thành cuộc chiến quân sự.
Lợi dụng chính sách mở cửa của Tây Phương và Nhật Bản mà các các lãnh sự quán của Trung Cộng đã trở thành ổ gián điệp cho Bắc Kinh. Tổng thống Trump đã đóng cửa hai sứ quán của Trung Quốc vì làm ổ gián điệp. Trung Quốc cũng đóng cửa hai sứ quán của Hoa Kỳ nhằm trả đũa và xoa dịu dư luận trong nước.
Bắc Kinh đã gửi sinh viên, giáo sư, khoa học gia sang Hoa Kỳ và Tây Phương để học tập và đánh cắp công nghệ tiên tiến mà đẩy nhanh tiến bộ khoa học của Trung Quốc. Kế hoạch tuyển 1,000 khoa học gia của Bắc Kinh đã giúp Trung Cộng đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật gần tương đương với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, Bắc Kinh có khoảng gần 1,000 vũ khí hạt nhân và đang ôm tham vọng đạt tới số lượng ngang hàng với Hoa Kỳ và Nga.
Tuy nhiên, nếu xét về khả năng tác chiến thì sức mạnh vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chưa có thể theo kịp Hoa Kỳ vì:
1) Dư luận thế giới chưa biết số vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã bố trí sẵn sàng.
2) Hầu hết vũ khí hạt nhân của Trung Cộng chỉ bố trí ở Hoa Lục và trên các Tàu Ngầm nguyên tử rất hạn chế.
3) Vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ được bố trí ở tất cả lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kỳ và trên không trung và đại dương nên rất khó tiêu diệt một lúc trước khi bị san bằng.
4) Các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ cũng trang bị vũ khí hạt nhân từ nhiều thập niên trước.
Sau nhiều ngày họp cấp Ngoại trưởng Park Jin, Vương Nghị, Yoko Kamikawa mà vẫn không thể tổ chức Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn trong năm 2023 nên Vương vội vã trở về nước mà không dự tiếp các phần khác của hội nghị 3 bên.
Ngày 22/11/2023, Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 đã chụp ảnh căn cứ không quân Anderson, cảng Apra và các căn cứ quân sự lớn khác của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Giáo sư Leif-Eric Easley của Đại học Ewha ở Seoul cho biết “Đội máy bay trinh sát không người lái của Hàn Quốc có thể sớm bắt đầu hoạt động dọc theo khu vực phi quân sự (DMZ), cung cấp nhiều thông tin tình báo hữu ích hơn so với chương trình vệ tinh mới của Triều Tiên”.
Malligyong-1 là dấu hiệu khác cho thấy triển vọng đàm phán phi-hạt-nhân-hóa bán đảo Triều Tiên giữa Bình Nhưỡng và Washington ngày càng mờ nhạt sau thời Tổng thống Donald Trump năm 2019.
Từ khi Joe Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ năm 2021 đã đặt trọng tâm vào hâm nóng toàn cầu mà quên đi mối hoạ sát sườn của nhân loại: Tham vọng phục thù của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã phân chia trách nhiệm cho Tập thâu phục Đài Loan và mở rộng vùng kiểm soát trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân đe doạ 80,000 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đồn trú ở Nhật Bản từ năm 1945; và tại Đại Hàn từ năm 1953; tăng cường khả năng hạt nhân nhằm gia tăng mối đe dọa tới Nhật Bản, Đại Hàn cũng như các lực lượng quân sự Mỹ ở trên bờ lẫn trên biển.
Chương trình Xây Dựng Quốc Phòng Nhật Bản cho năm tài chính 2023-2027, mà chi tiêu quốc phòng tăng lên 43 nghìn tỷ yên (gần 286 tỷ USD), tăng 56% so với năm tài chính 2019 tương ứng. Lực lượng Nhật Bản muốn giảm nguy cơ bị phản công nên sắm vũ khí có thể bắn ở khoảng cách xa 1,000-1,500 km sẽ là công cụ cần thiết trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Đài Loan.
Gặp mặt tại Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) ở California, Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tái khẳng định cam kết của họ về “mối quan hệ chiến lược cùng có lợi” tại San Francisco.
Một học giả Nhật Bản cho biết “Trung Quốc đồng ý không tấn công Nhật Bản nếu đáp ứng ba điều kiện: không tấn công Trung Quốc; không hỗ trợ các hoạt động của Hoa Kỳ; Không triển khai khả năng tấn công tầm xa.”
Điều này khá phi lý:
1) Nhật Bản không sợ Trung Quốc tấn công mà ngược lại như trong quá khứ lịch sử đã chứng minh. Nhật Bản từng thống trị Mãn Châu cũng như toàn bộ Trung Hoa.
2). Chưa bao giờ, Trung Hoa dám xâm lăng Nhật Bản.
3) Nhật Bản dưới chiếc dù che vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ mà không cần đặt trên đất liền.
4) Không Chiến Hạm, Hải Cảnh, Ngư Thuyền của Trung Cộng có thể xâm phạm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Nhật Bản.
Bắc Kinh cũng không thể chiếm các đảo nhỏ của Nhật Bản mà tránh được sự bao vây của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Lực Lượng Hải Quân, Không Quân của Hoa Kỳ-Nhật Bản-Hàn Quốc.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai cứ điểm quân sự quan trọng của Hoa Kỳ để gìn giữ bình yên cho các nước trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) cùng các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.
Đại-Dương
----------