CÁC YẾU TỐ CHỦ CHỐT TRONG TRẬN ĐẤU TRUMP-BIDEN.
Tác giả : Đại-Dương Nguồn: Blog Bằng Phong Đặng văn Âu Ngày đăng: 2024-01-25
Cho tới giờ phút này, Đảng Cộng Hoà đã đồng lòng đề cử Cựu Tổng Thống Donald Trump (2017-2021) sẽ đối đầu với đương kim Tổng Thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2024.
Hầu hết các ứng viên Cộng Hoà đã bỏ cuộc đua để ủng hộ ứng viên Donald Trump.
Thành tích của Tổng Thống Donald Trump trong nhiệm kỳ 2017-2021
Trump đã hốt đống rác khổng lồ do Chính quyền Barack Obama-Joe Biden để lại sau 8 năm cầm quyền:
A: Tiêu diệt hoàn toàn Nhà Nước Hồi Giáo Tự Xưng (IS), Thu hồi 3 thành phố lớn do IS cai quản cho Iraq.
B: San bằng Thủ đô Raqqa của IS ở phía Bắc Syria.
C: Truy diệt Abu Bakr al-Baghdadi, Thủ lĩnh IS, trả lại ổn định cho Trung Đông. Chấm dứt cuộc chiến Afghanistan kéo dài 20 năm từ Tổng Thống Cộng Hòa, George W. Bush tới Barack Obama của phe Dân Chủ. Nhưng, tân Tổng Thống Joe Biden ra lệnh vội vã rút quân đã lưu lại một vết nhơ trong Quân Sử Hoa Kỳ.
Trump làm hạ nhiệt xung đột Nam-Bắc Hàn để mở đường cho thống nhất hòa bình trên Bán Đảo Triều Tiên mà Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn không mất tiền hối lộ như trước. Trump thuyết phục Chủ Tịch Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân ngồi vào bàn đàm phán “phi nguyên tử Bán Đảo Triều Tiên” lần thứ nhất tại Tân Gia Ba đã làm giảm mối căng thẳng giữa hai miền Nam-Bắc. Tổng Thống Trump đơn thương, độc mã bước sang biên giới Nam-Bắc Triều Tiên để dắt tay Kim đến tận Bàn Môn Điếm gặp Tổng Thống Đại Hàn, Moon Jae-in để bàn chuyện thống nhất Nam-Bắc trong khi Trump đi lo việc khác. Trong lần đàm phán thứ hai tại Hà Nội, Kim đòi mở lại cuộc đàm phán 6 bên (Mỹ-Nhật-Hàn, Nga-Tàu-Triều) đã thất bại. Trump chấm dứt đàm phán vì không muốn tái lập kiểu đàm phán cù cưa mà Tây Phương rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.
Trump phản đối chính sách “hâm nóng toàn cầu” do các quốc gia Châu Âu khởi xướng vì trái ngược với tiến trình phát triển của nhân loại. Cuối năm 2022, Liên Hiệp Quốc gửi thư khen Hoa Kỳ đã giảm khí phát thải mặc dù từng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai thác dầu phiến đá, nhà máy điện than, nhà máy điện hạt nhân. Chưa có quốc gia nào được Liên Hiệp Quốc khen về hành động giảm khí phát thải.
Phong trào chống hâm nóng toàn cầu thất bại vì cố tình bỏ qua sinh hoạt hàng ngày của tuyệt đại đa số dân nghèo trên thế giới. Giá dầu hỏa tăng buộc họ phải trở lại đốn củi, đốt than, dùng rạ, lá cây để nấu ăn, sưởi ấm, thắp sáng làm tăng khí phát thải khắp thế giới.
Chính sách bình đẳng của Tổng Thống Donald Trump.
Trump đòi các quốc gia trong NATO phải đóng đủ chi phí quốc phòng 2% GDP như đã thoả thuận với lời lẽ gay gắt nhằm chống lại thái độ ù lì của đa số quốc gia. Kiểu phát ngôn bộc trực của Trump chỉ thể hiện sự công bằng trong mối quan hệ đồng minh.
Tổng Thống Trump chọn Ả Rập Saudi làm chuyến công du đầu tiên nhằm củng cố mối quan hệ chiến lược dầu hoả và mối quan hệ ngoại giao Israel và Hồi Giáo Sunni ở Trung Đông. Kết quả giá dầu hoả từ 100 USD/thùng tụt xuống còn 40 USD/thùng đã đẩy mạnh kinh tế toàn cầu phát triển ngoạn mục. Nga cầm đầu nhóm OPEC + mất ảnh hưởng tới giá dầu hoả toàn cầu. Trump đã thuyết phục Israel và các nước thuộc Hồi Giáo Sunni ký Hiệp ước Abraham làm hạ nhiệt căng thẳng tôn giáo tại Trung Đông.
Chiến tranh kinh tế của Donald Trump-Tập Cận Bình.
Các vị tiền nhiệm vô tình hay cố ý để Bắc Kinh hưởng mọi ưu đãi mà bành trướng mạng lưới kinh tế phủ trùm toàn cầu.
Tỷ phú Donald Trump đắc cử chức Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ một cách bất ngờ đã được Chủ Tịch Tập Cận Bình mở cửa Tử Cấm Thành để đón tiếp bằng các nghi lễ dành cho Quốc Vương. Tuy nhiên, không có văn kiện quan trọng nào được hai bên ký kết!
Khi Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ được Tổng Thống Trump mời Tập cùng phu nhân viếng thăm tệ xá ở Florida. Trước khi ăn bữa tối thân mật, Trump thông báo cho Tập biết chiến hạm của Mỹ đã phóng 59 quả hoả tiễn Tomahawk vào căn cứ Không Quân Syria nhằm trừng phạt nước này đã dùng vũ khí hoá học tấn công thường dân. Phái đoàn Tập Cận Bình xanh mặt nên vội vã từ giã sớm.
Trump áp đặt mức thuế quan 10 lên 300 tỷ hàng hoá Trung Quốc từ ngày 1 tháng 9 năm 2019. Đồng thời, đóng cửa hai Lãnh Sự Quán của Bắc Kinh trên đất Mỹ vì hành vi gián điệp. Bắc Kinh đáp trả tương tự. Trump và hầu hết các quốc gia Châu Âu đã đóng cửa các Viện Khổng Tử phổ biến hệ thống Quân Chủ của Trung Quốc và có hành vi đánh cắp các phát minh của Tây Phương.
Tập Cận Bình bị đẩy vào thế hạ phong khi đối đầu với Donald Trump. Gió đã đổi chiều khi Joe Biden thay thế Donald Trump. Biden khép nép mỗi khi xin gặp Tập.
Vai trò siêu cường thế giới của Hoa Kỳ.
Suốt 8 năm cầm quyền, Chính phủ Obama-Biden đã giúp cho Tập Cận Bình biến 7 hòn đá nổi hoặc chìm tại Biển Nam Trung Hoa thành những đảo nhân tạo như các cứ điểm quân sự. Quan trọng hơn hết là giúp cho Bắc Kinh có yếu tố xác lập chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Hiện nay, Bắc Kinh đã thực hiện kế hoạch phái chiến hạm tuần tra thường xuyên trên Biển Nam Trung Hoa và sẵn sàng va chạm với các loại tàu nhỏ hơn của các quốc gia Đông Nam Á.
Các vụ xua đuổi và chạm trán giữa Hải cảnh Trung Cộng và tàu tiếp tế của Phi Luật Tân tại Quần Đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) ngày càng tăng cường độ. Các hoạt động trên biển của Việt Nam, Indonesia, Mã Lai Á bị Bắc Kinh giám sát chặt chẽ.
Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã tiến hành tuần tra chung từ hôm 21/11/2023 gần Đài Loan trong 3 ngày nhằm củng cố năng lực hiệp đồng tác chiến giữa hai bên. Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. đã dựa vào Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ-Phi bảo vệ chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa.
Hôm 3 tháng 1 năm 2024, Phi Luật Tân và đã tổ chức tập trận chung trong hai ngày với 4 chiến hạm của Phi Luật Tân và 4 chiến hạm của Bộ Tư Lệnh Ấn độ - Thái Bình Dương của Mỹ, kể cả một hàng không mẫu hạm và một tuần duyên hạm.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng tiến hành tuần tra Biển Đông bằng lực lượng phối hợp Hải Quân và Không Quân.
Từ trước các quốc gia Đông Nam Á giao khoán việc quản trị trên Biển Nam Trung Hoa cho Hoa Kỳ nên Chính quyền Obama-Biden làm ngơ để Tập Cận Bình xác lập chủ quyền toàn bộ Biển Nam Trung Hoa. Đông Nam Á không đủ khả năng tái tạo môi trường truyền thống trên SCS.
Từng bước, từng bước Trung Cộng quyết làm chủ Biển Nam Trung Hoa nhằm loại Hoa Kỳ ra khỏi các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương.
Biden theo dấu chân Obama để quản trị thế giới.
Suốt 8 năm cầm quyền của Obama-Biden, thế giới không có ngày an bình. Nhưng, Tổng Thống Donald Trump đã bình định trong hai năm khi toàn thế giới chiến tranh đã nguội lạnh, nhường chỗ cho phát triển kinh tế và khoa học, kỹ thuật.
Tập Cận Bình làm sổng SARS-2 (Covid-19) đã tàn phá thế giới. Nó chỉ dừng sau khi Chính Quyền Trump sản xuất cấp tốc 3 loại vắc xin hữu hiệu bất chấp sự chế giễu và chống đối của Joe Biden và tả phái. Ứng cử viên Joe Biden và viên chức cao cấp của Đảng Dân Chủ chen chúc nhau chích đợt đầu tiên. Tổng Thống từng bị Covid-19 và Nội Các đã nhường cho thường dân cao tuổi.
Ngay sau khi đắc cử, Tổng Thống Joe Biden đã khuyến khích Nga xua quân xâm lược Ukraine nhằm chứng minh vai trò Tư Lệnh Khối NATO, hùng hậu nhất thế giới. Cuộc chiến đẫm máu Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba thì Biden bị kẹt cứng tại Trung Đông.
Không một dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến Trung Đông hạ nhiệt mà ngược lại.
Hình thái chiến tranh đa dạng từ khủng bố tới huỷ diệt. Từ chiến tranh trên bờ tới dưới biển. Từ trực chiến tới phá hoại, xung đột tôn giáo tới chủ quyền quốc gia đều theo xu hướng huỷ diệt vô cùng tàn độc, mất cả lý trí và văn minh.
Tổng Thống Joe Biden gây chiến khắp nơi nhằm phục vụ cho nhu cầu tranh cử nhiệm kỳ hai bất chấp đến quyền lợi của các dân tộc.
Bối cảnh chiến tranh phức tạp trên thế giới hiện nay đang cần một nhà lãnh đạo đầy uy quyền, linh hoạt và quyết đoán. Lịch sử loài người đã từng chứng minh như thế.
Đại-Dương
----------