In bài này
Diễn Đàn Độc Giả
 

 

Vì Đâu Nên Nỗi
Tác giả : Phạm Mạnh Tuấn Nguồn: VACA Ngày đăng: 2023-11-18
Khi chiến tranh Do Thái – Hamas nổ ra, sợ rằng chiến tranh lan rộng, tôi vội vàng sắp xếp chuyến du lịch trở lại Âu châu. Đối với phần lớn người Việt chúng ta, nghĩ tới Âu châu chúng ta hay liên tưởng đến những nước Tây Âu như Anh - Pháp - Ý - Đức - Bỉ - Hòa Lan, … những xứ chúng ta đã quen thuộc qua báo chí, phim ảnh từ khi còn ở Việt Nam. Nhưng thật bất ngờ sau một dịp thăm Đông Âu tôi đã bị cuốn hút bởi những xứ sở hấp dẫn này.
Đông Âu – Cô Gái Sầu Mộng
Những nước điển hình tại Đông Âu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Bảo Gia Lợi (Bulgaria), … đối với tôi đều mang những nét trữ tình và huyền bí. Ngoài nền văn hóa đặc thù pha trộn giữa nền văn minh Hy Lạp cổ đầy huyền thoại với đế quốc Đông La Mã và đế chế Ottoman qua những đền đài xưa cũ, nơi này còn có những thắng cảnh tuyệt vời, từ những cảnh bình minh rực rỡ đến hoàng hôn huyền ảo không nơi nào có.

Nhưng với tôi, Đông Âu như một cô gái diễm lệ nhưng buồn và cô đơn, nàng đang nuối tiếc dĩ vãng. Hiện tại nàng thiếu vẻ kiêu sa linh hoạt của Tây Âu, thiếu những sôi động và luôn vươn tới tương lai của Mỹ quốc. Nàng Đông Âu đang thổn thức “Buồn ơi chào ngươi”, “Hello, sadness!”, “Bonjour tristesse!”.
Khi trở lại Mỹ một cảm giác hoang mang nổi lên. Thật kỳ lạ! Trên 40 năm, dù đi đâu mỗi lần trở lại Mỹ tôi đều có cảm giác an bình, nơi đây nền tự do dân chủ được bảo đảm, luật pháp được tôn trọng. Nhưng lần này mọi thứ đã đổi thay! Viên ngọc từng lấp lánh bên bờ Thái Bình Dương (San Francisco) và vùng Thung Lũng Hoa Vàng (San Jose) không còn đẹp đẽ, sạch sẽ như xưa. Đường phố nào cũng gặp những người vô gia cư lang thang lếch thếch căng lều cắm trại, những người phê ma túy vật vờ nơi công cộng, tội phạm tăng đến chóng mặt. Tôi tiếc những buổi tối tại những thành phố như Athens, Madrid, Budapest, Prague, … tôi có thể yên tâm lang thang đi ăn đi nhậu tại những quán vỉa hè hay trong những quảng trường (town square), nhưng tại Mỹ chắc chắn tôi không còn dám một mình lang thang ở downtown SF, SJ chứ đừng nói tại thành phố tội phạm Oakland. [1] Ôi nước Mỹ an ninh và sinh động đâu rồi!
Cái Thủa Huy Hoàng Xa Xưa Ấy
Tôi vượt biên đến Mỹ vào đầu thập niên 80, thời đó sao dân Mỹ tử tế và thương người quá. Có thể sau này họ ngấm ngầm kỳ thị vì ghen tị, nhưng lúc đó hình ảnh những người tị nạn đói rách đã kích động lòng bác ái của họ. Thủa đó ai cũng dễ dàng xin đi quá giang, xe hư nhiều người sẽ đậu lại giúp, các đại học cũng hỗ trợ tài chánh các sinh viên tị nạn tối đa qua việc cấp những học bổng và chương trình “work-study”…
Trong thời điểm đó chính trường Mỹ tuy cũng là lưỡng đảng, nhưng cả hai đều nhắm đến quyền lợi quốc gia hơn là phe nhóm. Tôi vẫn nhớ ngày TT Reagan đắc cử [2], ông đi hết bữa tiệc mừng này đến tiệc mừng khác, của cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ, đến đâu ông cũng được chào đón nồng hậu. Với tác phong quyến rũ của một chính trị gia xuất thân là tài tử cao bồi miền viễn tây, ông vừa phát biểu vừa pha trò hết sức duyên dáng.
Một chuyện diễu điển hình rất ý nhị của TT Reagan được mọi người tán thưởng, ông kể rằng trong một quán rượu cạnh trụ sở Liên Hiệp Quốc, một người Mỹ và một người Nga ngồi uống với nhau. Người Mỹ tuyên bố: “Tại nước Mỹ chúng tôi ai cũng có quyền phê bình TT mà không bị khó dễ gì.” Người Nga hùng hổ đáp lại: “Vậy mà ăn thua gì! Tại đất nước Sô Viết chúng tôi ai cũng có thể đến đập bàn Tổng Bí Thư và hét rằng tôi rất ghét chính sách của … TT Mỹ.” Mọi người trong phòng cười ồ tán thưởng. Rồi buổi lễ nhậm chức TT được lưỡng viện QH đứng lên vỗ tay chào đón, dĩ nhiên không có cảnh Chủ tịch Hạ viện công khai xé bản lịch trình trước cả hằng triệu khán thính giả như bà Nancy Pelosi.
Ôi thời oanh liệt và đoàn kết nay còn đâu!
Chia Rẽ Vì Đâu, Tại Ai?
Trong một xứ “hợp chủng quốc” như Hoa kỳ, vấn đề chủng tộc rất dễ tạo nên những xung đột. Tuy đất nước này từng được mệnh danh là một “nồi nấu chảy” (melting pot), với ý tưởng rằng tất cả sự khác biệt văn hóa, chủng tộc ở Hoa Kỳ sẽ hòa quyện với nhau, như thể những kim loại bị nấu chảy để trở thành một hợp kim mạnh hơn. Nhưng gần đây, lò nấu nồi tan chảy này đã bị những thùng nước lạnh dội vào khiến nó gần tắt ngấm! Người Mỹ không còn được gọi chung nữa nhưng đã có những âm mưu tách biệt giữa người Mỹ da trắng, da đen, da nâu, da vàng, da đỏ.
Đương nhiên chia rẽ đồng nghĩa với suy yếu. Nước Mỹ có nhiều kẻ thù - rõ nhất có thể kể Trung cộng, Iran, Nga - ai cũng muốn khai thác nhược điểm này. Trong nội bộ nước Mỹ, thế lực gây chia rẽ - từ chủng tộc đến giới tính và thành phần - ai cũng nhận ra, chính là cánh tả, nổi bật với hai vị TT thứ 44th và 46th đương nhiệm [3]. Chúng tôi không dám kết luận một cách võ đoán đâu, thực ra trước đây chúng tôi cũng ghi danh đảng Dân chủ, vì nghĩ rằng đảng của những người yếu thế, nhưng đến khi thấy vị TT 44th làm những việc “không ra làm sao cả” chúng tôi mới thiên về bảo thủ. Sau đây là mấy bằng chứng điển hình và nổi bật:
1) Vụ Ferguson:
Vào ngày 9 tháng 8, 2014 tại Ferguson bang Missouri, một cảnh sát da trắng, Darren Wilson, đã bắn chết một thanh niên da đen tên Michael Brown. Diễn tiến sự việc được camera ghi lại: Michael Brown ăn cắp hộp xì gà Swisher Sweets và xô ngã nhân viên chợ Ferguson. Khi bị chận lại Brown đã đánh cảnh sát Wilson qua cửa kính xe tuần tra, bị Wilson đuổi theo bắn chết.
Sự việc này tương tự như những vụ đụng độ giữa cảnh sát và tội phạm xẩy ra hằng ngày trên khắp nước Mỹ. Nhưng lần này cựu TT Obama và nhóm cực tả quyết tâm đem “chuyện bé xé ra to” vì yếu tố cảnh sát da trắng bắn chết tọi phạm da đen! Mặc dù ngày 4/3/2015 cục điều tra liên bang đã xóa bỏ vi phạm quyền công dân (civil rights violations) của Wilson trong vụ nổ súng. TT Barack Obama và nhóm cực tả thay vì bỏ qua đã thổi phồng vụ Ferguson này, biến nó thành một vấn đề quốc gia, triệt để khai thác khía cạnh chủng tộc, tạo nên những sự chia rẽ không thể hàn gắn.
Chín năm qua nhìn lại chúng ta mới thấy hậu quả thất đáng tiếc do cánh tả gây ra. Vụ Ferguson thực ra chỉ là một sự kiện ở địa phương, nơi một tên côn đồ cướp một cửa hàng và sau đó cố lấy súng của cảnh sát rồi bị bắn chết. Một tội ác đơn giản ở địa phương đã trở thành một biến cố chủng tộc cấp quốc gia khi Obama và nhóm cục tả nhúng tay vào. Nó trở thành tín hiệu của việc phân biệt chủng tộc, khuyến khích thành phần tội phạm nổi lên chống cảnh sát và cuối cùng là những cuộc bạo loạn.
2) Vụ Travon:
Tối ngày 26 tháng 2 năm 2012, tại Sanford, Florida, một người Mỹ gốc Tây Ban Nha (George Zimmerman) đã bắn chết một thiếu niên da đen (Trayvon Martin), George là một nhân viên an ninh khu phố thấy Travon phất phơ đi lại, vì nghi ngờ anh này đã gọi báo cảnh sát. Trong lúc chờ cảnh sát đến George và Trayvon cãi cọ dẫn đến xô xát. George tuy lớn tuổi hơn nhưng Trayvon to con hơn đã đấm George trẹo quai hàm, anh này giận quá rút súng bắn Trayvon chết.
Sự việc tưởng đã chìm vào quên lãng cho đến phiên tòa sau đó hơn một năm (7/13/2013). George Zimmerman tuy bị buộc tội giết người cấp độ hai cho cái chết của Trayvon Martin, nhưng lại được bồi thẩm đoàn tha bổng sau khi xét thấy vì lý do tự vệ. Phán quyết của tòa án đã gây nên sự chống đối bùng nổ khắp nơi. Cánh tả nhất định cho rằng đây là một tên kỳ thị da trắng (tuy George nói rằng mình ba đời là dân Hispanic) đã cố tình giết một thiếu nhi da đen. Khu phố nơi George làm việc (Twin Peaks) sợ quá vội vàng bồi thường cho cha mẹ Trayvon $1 triệu.
Thay vì để chuyện này từ từ êm đi, TT Obama lại nhảy vào thổi phồng sự việc, một mặt ra lệnh Bộ Tư pháp điều tra kỹ càng, mặt khác tuyên bố: “If I had a son, he’d look like Trayvon, when I think about this boy, I think about my own kids.” Vì sự dính dáng của TT Obama vấn đề đã lên đến tầm mức quốc gia, hố chia rẽ và phân biệt chủng tộc lại càng vô phương lấp đầy.
** Qua những việc này ta mới thấy TT Obama vô cùng nguy hiểm, chứ vị TT cù lần đương thời chỉ “đọc những gì được viết, nói những gì được yêu cầu” lình bình ít tài nhưng cũng ít ác hơn.
3) Vụ Thánh Floyd
Biến cố tổn hại nhất cho nước Mỹ trong thời gian gần đây có lẽ là vụ George Floyd xẩy ra ngày 25 tháng 5, 2020.
Lại vụ cảnh sát da trắng (Derek Chauvin) sát hại một thanh niên da đen (George Floyd), khi bắt giữ anh này vì tôi xài bạc giả. Tuy cái chết của George Floyd còn nhiều nghi vấn, không hoàn toàn vì bị Dereck Chauvin chặn cổ vì trong máu George có quá nhiều ma túy.
Lợi dụng cái chết của George Floyd một phong trào biểu tình bạo loạn nổi lên tại hầu hết các thành phố lớn. Tuy thành phố Minneapolis (ngày 12/3/2021) đã chịu bồi thường gia đình nạn nhân $27 triệu, cảnh sát Derek Chauvin bị kết án 22.5 năm tù, ba cảnh sát khác có mặt tại hiện trường cũng bị xử phạt tù từ 2.5 – 5 năm.
* Vụ “Thánh Floyd” là một sai lầm nghiêm trọng của chính quyền TT Biden. Nếu viên cảnh sát Derek Chauvin và ba người có mặt phạm lỗi thì xử phạt những người này – Và phạt rồi, việc bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân cũng đã xong, thì không có cớ gì lại vinh danh và tôn thờ tên tôi phạm này. Từ TT, Phó TT, Chủ tịch Hạ Viện, … mong được đến quỳ gối trước quan tài một tên xài bạc giả bị bắt tại trận, chưa kể án tích còn dài cả trang giấy! Tội ác sau đó nổi lên như nấm trên đất Mỹ là hậu quả trực tiếp.
Lợi dụng chính sách “phất phơ” của chính quyền và nỗi hận thù của số đông người da đen, những thế lực muốn tàn phá nước Mỹ đã sử dụng các vấn đề công bằng xã hội như bình đẳng chủng tộc và quyền nhập cư như một cái cớ để tham gia vào sự trả thù bạo lực chống lại các biểu tượng của nhà nước. Các thế lực cộng sản và xã hội chủ nghĩa, muốn nhà nước kiểm soát đủ thứ và lo cho cho đủ thứ, cũng “nhào dô kiếm ăn”. Rồi LGBT cũng đâu có bỏ qua cơ hội khiến những tiến bộ của nữ quyền bị thụt lùi. Tương tự những thành quả đạt được về bình đẳng chủng tộc, hội nhập và chấp nhận cũng tan theo như bọt biển!
Kết Luận:
Mười năm gần đây có những biến cố địa phương rất nhỏ nhưng cựu TT Barack Obama, không biết vì vô tình muốn bênh vực người đồng chủng hay cố ý muốn biến nước Mỹ tư bản dân chủ thành một nước XHCN, đã cố ý thổi phồng lên thành những biến cố quốc gia tạo nên mối căng thẳng sắc tộc.
Nước Mỹ cần đoàn kết để có sức mạnh chống đỡ cho thế giới tự do. Kẻ thù của nước Mỹ như Trung cộng và Iran sẽ không từ bỏ mọi cơ hội nào làm nước Mỹ suy yếu.
Chúng ta những người Việt tị nạn nhận nơi này làm quê hương thứ hai, chắc chắn luôn muốn xứ sở này giầu mạnh, muốn từng bước xây dựng nền móng để con cháu ta thành đạt và hãnh diện là người gốc Việt trên đất Mỹ. Không phải người Việt nào cũng có cùng chính kiến (đất nước dân chủ mà), nhưng không phải cứ trái ý chúng ta là “cuồng Trùm” hay “cuồng Bảy Đân” rồi dùng những chữ khiếm nhã mà lăng nhục nhau thì thật quá vô duyên.
Dịp tới chúng ta sẽ tìm hiểu qua những tổ chức cực tả đang ra sức đánh phá nước Mỹ.
Phạm Mạnh Tuấn
11/16/2023
--- --- --- ---
[1] Tội phạm xẩy ra hằng ngày như bản tin của SJMN hôm nay - 15/11/2023:
https://www.mercurynews.com/2023/11/15/target-crime-job-layoff-oakland-pittsburg-economy-retail-store-employ/
[2] TT Ronald Reagan, vị TT thứ 40th của nước Mỹ, phục vụ từ năm 1981 – 1989
[3] TT 44th : Barack Hussein Obama46th Joseph Biden
[3] Vụ Ferguson (Michael Brown in Ferguson, Missouri)
[4] Những tổ chức và phong trào cực tả điển hình
----------