HÂM NÓNG TOÀN CẦU: MỘT TRÒ LỪA ĐẢO
Tác giả : Đại-Dương Nguồn: Tiếng Lòng Ta Ngày đăng: 2023-07-24


Làm thế nào chúng ta có thể gia tăng sự nóng lên toàn cầu, khi tuyết vẫn đang rơi rất nhiều ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới với mọi bằng chứng xẩy ra? (1)
Mấy chục năm trôi qua mà câu chuyện “Hâm Nóng Toàn Cầu” vẫn nằm trên giấy. Nó gây tác hại cho sự tiến bộ của nhân loại hơn đem lại lợi ích.
Lý thuyết “Hâm Nóng Toàn Cầu” giống như “ Chủ nghĩa Cộng Sản”, một thời dẫn dắt loài người qua những cơn mê không bao giờ thành hiện thực. Nếu có chỉ là ảo tưởng mà đến khi thức tỉnh thì loài người chỉ thấy đổ nát cả tâm hồn lẫn cuộc sống.
Chủ nghĩa Mác-Lê đã dìm các dân tộc tôn thờ vào một cuộc lội ngược bước tiến hoá của nhân loại. Hầu hết các dân tộc đi theo bước tiến của Chủ nghĩa Mác-Lê đều rơi vào thời kỳ “hái lượm hoặc đồ đá” so với các dân tộc bác bỏ và loại trừ thứ chủ nghĩa ảo tưởng.
Hiện tại chỉ còn Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng, Cuba tôn thờ Chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng, đã biến thể sau khi sao chép các thành tựu của các dân tộc “chống Mác-Lê”.
Các nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, hâm nóng toàn cầu: Dân số, Sản xuất, Nhiên liệu, Thiên nhiên.
Lý thuyết “Hâm Nóng Toàn Cầu” đã biện minh bằng các lý do thiếu chính đáng:
(1) Lịch sử loài người mất hơn 5 triệu năm để đạt đến dân số 1 tỷ người, mà chỉ cần thêm 200 năm để phát triển thành 8 tỷ người vào năm 2022 và 9 tỷ vào 2037. Nhu cầu sinh hoạt loài người ngày càng nhiều và phức tạp nên nhiệt độ phải tăng dù có dầu hoả hay không.
(2) Đốn cây, đốt than cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sẽ làm cho quả đất trơ trụi.
(3) Dầu hoả, khí đốt thiên nhiên đã góp phần làm chậm tiến trình hâm nóng toàn cầu.
(4) Sinh suất năm 2011 là 135 triệu người so với Tử suất 56 triệu. Hạn chế sinh sản ở các nước nghèo vẫn là bài toán nan giải do thiếu thời gian và điều kiện giải trí như các nước giàu.
Sản xuất hàng hoá có hai mặt đối với Hâm Nóng Toàn Cầu:
(1) Nhờ dầu hoả mà sản phẩm phục vụ cho con người dồi dào hơn.
(2) Thời gian hoàn tất một sản phẩm bằng dầu hỏa tạo ra ít khí thải hơn than đá, củi, rạ, rác, than củi.
Ngày 12 tháng 10 năm 2007, cùng với Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) Cựu phó tổng thống Al Gore được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 2007.
Nhưng, Tiến sĩ vật lý Michael Griffin nhận định: “Cá nhân tôi cho rằng mọi người đã đi quá xa trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, cứ như niềm tin tôn giáo vì:
(1) CO2 chiếm chưa đến 0.04% khí quyển Trái Đất thì làm sao ảnh hưởng đến nhiệt độ?
(2) Khi 0.04% nhỏ nhoi CO2 chiếm trong lượng khí nhà kính và chỉ có 3% từ hoạt động của con người, thì làm sao con người là tác nhân gây biến đổi khí hậu?”.
(3) Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển qua chu kỳ “lạnh”. Thời đại người Viking ở Bắc Cực thì thời gian trước Giáng sinh vẫn có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Sa mạc Sahara có diện tích gần bằng Hoa Kỳ phủ lên 12 quốc gia Châu Phi kể cả Ai Cập từng có thời chăn nuôi và trồng trọt.


Tiến sĩ vật lý Michael Griffin: Trái đất ngày nay là khí hậu tối ưu, khí hậu tốt nhất mà chúng ta có thể có hoặc đã từng có và chúng ta cần thực hiện các bước để đảm bảo rằng nó không thay đổi. (2)
Trong bài “Media peddling a new Climate Change lie” do American Thinker đăng ngày 4 tháng 12 năm 2021 ghi nhận “từ năm 1876 đến 1878 đã có 50 triệu người chết (khi dân số thế giới ít hơn nhiều) ở Châu Á, Brazil, Châu Phi do tình hình khí hậu thay đổi bao gồm Thái Bình Dương mát mẻ, El Niño kỷ lục và Đại Tây Dương ấm kỷ lục. Không có điều kiện nào do con người, khí mêtan, ô tô, công nghiệp hóa hoặc nhiên liệu hóa thạch gây ra.
Thời kỳ tiền-công-nghiệp, Bắc Băng Dương có ít băng hơn so với thời hiện đại. Thế kỷ 18 và 19, lượng băng ở Bắc Băng Dương ở mức thấp nhất, trung bình là 5.5 triệu km² so với 10 triệu km2 hiện tại.
Tuyến Đường Biển Phương Bắc (NSR) chạy qua vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Nga ở Bắc Cực giúp cho lộ trình vận chuyển hàng hoá giữa Châu Âu và Châu Á rút ngắn từ 9,000 km xuống còn 5,600 km.
Một đợt đóng băng bất ngờ trên NSR hồi cuối tháng 11 năm 2021 làm cho 20 chiếc thương thuyền phải chờ Tàu Phá Băng của Nga giải cứu đã chứng tỏ thiên nhiên không bao giờ theo ý kiến của loài người.
Trò lừa đảo về Hâm Nóng Toàn Cầu
Khi loài người chưa hề biết tới khái niệm và tác hại của “Hâm nóng Toàn cầu” mà đã có một số thành phố cổ như Ravens Odd, vốn nằm ở phía Đông hạt Yorkshire của nước Anh đã chìm sâu trong lòng biển từ 650 năm trước.
Pompeii – thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi dưới 18 m tro bụi núi lửa từng bị lãng quên suốt 1,700 năm cho tới khi bất ngờ được phát hiện vào năm 1748.
Thành phố Port Royal của Jamaica bị Sóng Thần nuốt chửng vào lòng biển trong trận động đất năm 1692.
Thành phố Dwarka với 70,000 cung điện vàng bạc, đá quý đã chìm sâu vào biển cả sau một trận động đất dữ dội được phát hiện từ năm 2000.
Tại Nhật Bản, Ai Cập, Hy Lạp, Ý cũng khám phá các thành phố chìm vào lòng biển khi nhân loại chưa biết gì về dầu hoả và khái niệm “Hâm nóng Toàn cầu”!!!
Ủng hộ Hâm Nóng Toàn cầu chỉ vì tiền
Cựu Phó tổng thống Al Gore giàu sụ và danh giá nhờ chủ đề “Hâm nóng Toàn cầu” với những “tiên tri” không thành. Và cũng có khối người trên trên thế giới trở nên giàu sang khi đu càng chủ đề mơ hồ này. Những tiên đoán của họ đều sai trong thực tế cuộc sống.
Họ nhắm mắt trước thực tế bịp bợm của Chủ tịch Tập Cận Bình:
(1) Dù cho Trung Cộng đã có nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu tính theo GDP (PPP) để được hưởng mọi ưu đãi về Hâm nóng Toàn cầu như các quốc gia đang phát triển.
(2) Tập nhận ưu đãi kỹ thuật của Tây Phương (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu) để chuyển kỹ nghệ bẩn tới các quốc gia kém phát triển và lạc hậu. Như thế, kỹ nghệ bẩn trên thế giới tiếp tục tăng chứ không giảm.
(3) Hoạt động xây dựng điện than ở Trung Quốc bắt đầu chậm lại từ năm 2017 đến năm 2020 (sợ bị Tổng thống Donald Trump trừng phạt?).
(4) Đối phó với chính sách năng lượng sạch của Tổng thống Joe Biden nên Trung Quốc đã phê chuẩn xây dựng thêm các nhà máy điện sử dụng than có công suất 106GW trong năm 2022, gấp bốn lần so với năm 2021 và là cao nhất kể từ năm 2015, để đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời, Trung Quốc ít tốn tiền mua dầu hoả mà công kỹ nghệ vẫn bén gót Tây Phương. Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản ngày càng khó cạnh tranh với hàng hoá sản xuất từ Hoa Lục.
Những điều trái khoáy về hâm nóng toàn cầu
Các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến đang chiếm đa số tại Hội nghị Khí hậu COP27 với 40,000 đại biểu tham dự, gồm 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới.
Họ hân hoan đến dự các COP vì:
(1) Lời hứa đóng góp 100 tỷ USD của các nước phát triển.
(2) Họ có toàn quyền soạn thảo lộ trình thực hiện dù có hoàn thành hay không cũng chẳng sao.
(3) Họ mong đợi đầu tư và viện trợ toàn diện từ các nước giàu hơn mà không phải chịu trách nhiệm về thi hành các kế hoạch hoành tráng.
(3) Hậu quả nghiêm trọng vì SARS-CoV-2 (Covid-19) làm cho các nước phát triển không thể thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển cũng như chập tiến.
COP 28 sắp tới sẽ khó khăn hơn khi Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu đang rơi vào cuộc chiến tranh uỷ nhiệm tại Ukraine với Nga mà chưa có dấu hiệu kết thúc thay cho nguy cơ lan rộng.
Đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ John Kerry đến Bắc Kinh hôm 19/7/2023 đã gặp người đồng cấp Xie Zhenhua, Phó chủ tịch Hàn Chính, Lãnh đạo hàng đầu Vương Nghị, Chủ tịch Tập Cận Bình mà không thấy bình luận về Hâm nóng Toàn cầu.
Đại-Dương
----------