BÀI 296: NỘI CHIẾN CỘNG HÒA
Tác giả : Vũ Linh | Nguồn: Diẽn Đàn Trái Chiều | Ngày đăng: 2023-08-27 |
Ngày thứ tư vừa qua, trên đài tivi Fox News, đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa các ứng cử viên TT của đảng CH. Không phải tất cả các ứng cử viên đều có mặt. Một số không hội đủ điều kiện về số người ủng hộ đã không được tham dự, nên chỉ có 8 người tham gia. Ông Trump từ chối không tham gia.
Trong suốt quá trình lịch sử Mỹ, bầu cử TT luôn luôn là chuyện rối như tơ vò, lộn xộn, lủng củng, bất ngờ, tin giựt gân, đủ chuyện bá láp, nhưng chưa bao giờ lại có cảnh rối loạn như bây giờ. Đặc biệt là trong hí trường CH.
Ta nhìn thử xem sao.
Trước hết, xin lướt qua cuộc tranh luận. Chỉ lướt qua thôi vì cuộc tranh luận này hoàn toàn vô nghĩa, nhất là khi vai chính, ông thần Trump, không hiện diện.
Trong tất cả 8 ứng cử viên có mặt, dường như chỉ có nhiều lắm là hai hay ba người có chút chút hy vọng, còn lại đều vô vọng. Đó là (theo thứ tự trong hình dưới đây): cựu phó TT Mike Pence, đương kim thống đốc Florida Ron DeSantis, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Nikki Haley, doanh gia Vivek Ramaswamy, đương kim thống đốc North Dakota Doug Burgum, đương kim thượng nghị sĩ South Carolina Tim Scott, cựu thống đốc Arkansas Asa Hutchinson, và cựu thống đốc New Jersey Chris Christie.
Những người không đủ tiêu chuẩn hậu thuẫn để tham gia tranh luận như các ông cựu ứng cử viên thống đốc Cali Larry Elder, đương kim thị trưởng Miami Francis Suarez, và cựu dân biểu Will Hurd, có nhiều triển vọng sẽ đi vào lãng quên sớm.
Trong tất cả 8 ứng cử viên có mặt, dường như chỉ có nhiều lắm là hai hay ba người có chút chút hy vọng, còn lại đều vô vọng. Đó là (theo thứ tự trong hình dưới đây): cựu phó TT Mike Pence, đương kim thống đốc Florida Ron DeSantis, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Nikki Haley, doanh gia Vivek Ramaswamy, đương kim thống đốc North Dakota Doug Burgum, đương kim thượng nghị sĩ South Carolina Tim Scott, cựu thống đốc Arkansas Asa Hutchinson, và cựu thống đốc New Jersey Chris Christie.
Những người không đủ tiêu chuẩn hậu thuẫn để tham gia tranh luận như các ông cựu ứng cử viên thống đốc Cali Larry Elder, đương kim thị trưởng Miami Francis Suarez, và cựu dân biểu Will Hurd, có nhiều triển vọng sẽ đi vào lãng quên sớm.
Từ trái qua: Larry Elder, Francis Suarez, Will Hurd
Về cuộc tranh luận:
• Tất cả 7 ông CH đểu mặc... 'đồng phục', áo vét xanh đậm, cà vạt đỏ!
• Chuyện bất ngờ là ông DeSantis không bị tất cả xúm lại tấn công như dự đoán, trái lại các đồng chí có vẻ phớt lờ ông, để xúm lại đánh ông Ramaswamy; có lẽ vì họ thấy ngôi sao DeSantis đang lu mờ trong khi ngôi sao Ramaswamy đang nổi bật;
• Ông Vivik Ramaswamy bị tất cả các ứng cử viên khác xúm lại công kích như một ứng cử viên thư sinh (rookie), tài tử (amateur) ít kinh nghiệm chính trị nhất; cũng bị chê quá nhỏ tuổi (38 tuổi);
• Ông DeSantis không có gì nổi bật hơn người, nhưng cũng không làm sai, nói nhầm chuyện gì; có vẻ nghiêm nghị nhất, không cười, không tranh cãi như mổ bỏ;
• Cựu Phó TT Mike Pence tỏ ra nghiêm chỉnh, vững nhất, chú tâm khoe kinh nghiệm phó TT;
• Ông Scott có vẻ hiền lành, lịch sự ít công kích nhất, nhưng có vẻ như vô thưởng vô phạt, không có gì hấp dẫn;
• Bà Haley, phụ nữ duy nhất, có vẻ nói năng mạnh bạo nhất, có lẽ vì nhu cầu chứng tỏ phái yếu không yếu; CNN tuyên cáo bà Haley đại thắng, chỉ vì bà có quan điểm tương đối gần với khối cấp tiến nhất như kêu gọi chính sách phá thai nhân bản, thông cảm với nhu cầu của phụ nữ hơn, đồng ý có vấn nạn thay đổi khí hậu, ủng hộ ý kiến môi trường sạch;
• Được hỏi có ủng hộ ông Trump nếu ông này đắc cử làm đại diện đảng CH tranh cử TT, tất cả đều giơ tay (ông Vivek là người đầu tiên), ngoại trừ ông Asa Hutchinson; Ông Christie giơ tay, nhưng sau đó đổi ý, nói sẽ không ủng hộ Trump nếu Trump bị kết án; báo chí tiên đoán ông Christie có thể sẽ được phiếu của một đám cử tri DC chạy qua các cuộc bầu sơ bộ của CH để phá bĩnh;
• Hai ông chống Trump, Chris Christie và Asa Hutchinson đều bị cử tọa la ó, phản đối mỗi khi công kích ông Trump;
• Hai ông ngoài bìa, tức là hậu thuẫn yếu nhất là các thống đốc Asa Hutchinson và Doug Burgum, có vẻ lu mờ nhất; chắc sẽ không thọ;
• David Axelrod, cựu siêu cố vấn của Obama tuyên bố người đại thắng cuộc tranh luận chính là người vắng mặt: Donald Trump;
• Điểm nổi bật: tất cả đều nói năng thao thao bất tận rất hay, không ai có dấu hiệu lú lẫn;
• Đúng như tiên đoán, không có Trump, cuộc tranh luận mất rất nhiều khán giả. Theo thống kê, cuộc tranh luận đã được 12,8 triệu người theo dõi, xấp xỉ bằng nửa số 24 triệu người theo dõi cuộc tranh luận CH đầu tiên năm 2015, với sự hiện diện của Trump.
Tóm lại, chẳng có gì đặc biệt, khác thường. Về quan điểm và lập trường, tất cả đều tương tự, vì đều thuộc cánh bảo thủ của đảng CH. Chỉ có một chuyện tranh cãi hơi sôi nổi là cấm phá thai sau 6 tuần hay 15 tuần. Câu nói nhiều người cho là quan trọng nhất -và kẻ này đồng ý hoàn toàn- là của ông Ramaswamy khi ông tố cáo đảng DC chủ trương khuyến khích tình trạng gia đình chỉ có mẹ với lũ con nheo nhóc không bố, và khẳng định gia đình với đầy đủ bố mẹ chính là nền tảng căn bản của xã hội.
Trang mạng Tipp Insights có bài phê bình khá gay gắt, tố cáo các ứng cử viên tránh né nhiều vấn đề quan trọng của khối MAGA, do đó, không có Trump, đám ứng cử viên CH nói chuyện giống như đám chính khách DC. Tipp Insights liệt kê những đề tài các ứng cử viên đã không dám nói tới trong cuộc tranh luận:
Trang mạng Tipp Insights có bài phê bình khá gay gắt, tố cáo các ứng cử viên tránh né nhiều vấn đề quan trọng của khối MAGA, do đó, không có Trump, đám ứng cử viên CH nói chuyện giống như đám chính khách DC. Tipp Insights liệt kê những đề tài các ứng cử viên đã không dám nói tới trong cuộc tranh luận:
• Họ (các ứng cử viên hiện diện) nói chuyện về phá thai giống như TT liên bang có quyền quyết định trong khi đây chỉ là lập luận của phe DC;
• Chẳng ai đề nghị hãm bớt công nợ;
• Chẳng ai dám nói về gian lận bầu cử năm 2020;
• Chẳng ai dám đụng đến các vụ trộm cướp công khai của đám du thủ du thực da đen;
• Chẳng ai đá động đến các vấn nạn vô gia cư, fentanyl,...
• Chỉ có DeSantis dám công kích chính sách chống COVID sai lầm của Biden, với những biện pháp như đóng cửa trường học, kinh doanh, bắt đeo khẩu tranh, ép chích ngừa,...
• Chẳng ai dám nhắc lại chuyện Putin ngồi im không nhúc nhích khi Trump còn làm TT, chỉ đánh Ukraine khi Biden nắm quyền;
• Chỉ có ba người (DeSantis, Scott và Ramaswany) dám nói lướt qua về việc vũ khí hóa bộ Tư Pháp để đánh Trump.
Thăm dò sau tranh luận của Washington Post cho biết ông DeSantis thắng với 29% những người theo dõi, và ông Ramaswamy về nhì với 26%, hạng ba là bà Haley với 15%. Những người khác, chẳng ai nổi. Hai ông thống đốc Hutchinson và Burgum cầm đèn đỏ với dưới 1%. Nhiều tin đồn đã bắt đầu bung ra, tiên đoán ông DeSantis sẽ ra thay thế Trump, với ông Vivek trong vai phó.
---------------
Nói chuyện chung, cho tới nay, đã có một tá ứng cử viên đảng CH nhẩy ra. Một tờ báo loa phường chỉ trích đảng CH chỉ toàn là một đám người với cái tôi quá lớn, đầu óc đầy hoang tưởng. Có vẻ không sai, nhưng hơi ... một chiều. 'Thế chứ' năm 2020, đảng DC có tới gần hai chục ứng cử viên thì sao?
Phải nói ngay, tranh cử TT Mỹ đã trở nên tuồng hát ... bát nháo từ ngày ông Clinton ra tranh cử và đắc cử. Trước đó, thông thường chỉ có hai ba ông ra tranh cử mỗi bên. Bây giờ thì ta thấy cả một hai chục người mỗi bên là chuyện thường tình.
Việc ông Clinton, đắc cử đã mở ra một trang sử mới cho nước Mỹ cho các chính khách có tham vọng lớn thấy trong chính trị Mỹ, chuyện gì cũng có thể xẩy ra, khi một thống đốc vô danh, hay chính xác hơn, nổi tiếng là tay mơ trốn lính, chuyên tán gái, hút sách, lại đắc cử TT, hạ đương kim TT Bush (cha) khi ông này đã từng được hậu thuẫn của đâu 90% dân Mỹ.
Chuyện quái lạ trên đã đốc thúc vô số người tham vọng nhẩy ra, được ăn cả, ngã về vẫn lời to, biết đâu vồ được cái ghế phó như bà ngây ngô Kamala, hay kiếm được job bộ trưởng nào đó như anh lại cái Buttigieg, hay bán được sách như bà Williamson bên đảng DC?
Kẻ này tất nhiên không phải là thầy bói tiên đoán được ... 'cơ trời'. Nên chẳng biết ai sẽ trúng số độc đắc, ai sẽ lãnh giải an ủi mang về khoe với vợ con.
Bây giờ tuy còn sớm, nhưng ta cũng thử duyệt qua xem những ai đang mơ mộng làm đại diện cho đảng CH ra tranh cử TT năm 2024. Tất nhiên, còn một năm nữa mới tới ngày Đại Hội Đảng CH tuyển chọn 'hoa hậu', mà trong chính trị Mỹ, một năm ví như một thế kỷ, chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra và sẽ có những thay đổi lớn nhỏ nào.
Danh sách dưới đây là danh sách những người đã nhẩy ra. Chẳng ai biết sẽ còn ai khác nhẩy ra, nhẩy vào nữa.
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THAM GIA TRANH LUẬN
1. Donald Trump: Dĩ nhiên đây là ngôi sao chính, nổi nhất. Ông Trump mới bị truy tố tới đâu trên 110 tội tầy đình có thể bị nhốt tới hơn 700 năm! Ông xác nhận sẽ tiếp tục tranh cử TT bất kể sẽ bị kết án hay không. Trước khi các cụ vẹt tị nạn khui sâm-banh ăn mừng Trump sắp đi tù, xin các cụ lưu ý vài điểm. Đây chỉ mới là việc vài công tố truy tố thôi. Theo nguyên tắc công lý Mỹ, không ai có tội cho tới khi một bồi thẩm đoàn tuyên cáo 'guilty'. Mà rồi vẫn chưa xong, vì vụ này bảo đảm sẽ bị kiện lên kiện xuống lên tới Tối Cao Pháp Viện tiểu bang hay liên bang luôn. Và như vậy, bản án cuối cùng, vô tội hay 700 năm tù sẽ không ai biết, ít nhất trong cả một hay hai ba năm nữa. Chuyện đâu còn đó, khoan nhẩy tưng tưng hay khóc ròng.
Nếu cuối cùng, ông Trump bị kết án, phải bị tù sau khi đã trở thành ứng cử viên chính thức của đảng CH sau Đại hội Đảng, thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Biden dám nhốt ứng cử viên đối lập không? Nếu dám, cả thế giới sẽ nghĩ gì về cuộc bầu cử TT Mỹ? Có giống bầu cử trong các xứ CS hay xứ độc tài quân phiệt chậm tiến Myanmar không? Cụ Biden nếu đắc cử, có chính danh không? Lịch sử sẽ phán ra sao? Nói chuyện Myanmar, bà Aung San Suu Kyi bị tù hai lần, một lần 20 năm, vừa được thả là đắc cử TT ngay, bây giờ lại đang bị tù đâu mấy chục năm nữa, vẫn được dân Myanmar coi như Phật sống. Ông Trump nếu có bị tù, dân Mỹ sẽ nghĩ sao?
2. Nikki Haley: cựu thống đốc South Carolina và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà Haley trong khi thi hành các trách nhiệm cũ vừa nêu, đã rất thành công, được tất cả mọi người, mọi phía ca tụng. Bà Haley năm nay 51 tuổi, gốc Ấn Độ, có khuynh hướng bảo thủ nhưng không cực đoan, trong quan điểm và chính sách, có nhiều nét giống TT Bush con, nhưng tương đối khá hợp ý với TT Trump. Trước khi công bố ra tranh cử, bà đã lịch sự nói chuyện với TT Trump và đã được ông khuyến khích ra tranh cử. Tỷ lệ hậu thuẫn của bà rất thấp, ngay cả trong tiểu bang nhà South Carolina, thua xa các ông Trump và DeSantis. Bà này giỏi lắm nếu không nắm chức phó, cũng chỉ có thể vồ được chức bộ trưởng gì đó nếu CH chiếm được Tòa Bạch Ốc.
3. Tim Scott: thượng nghị sĩ da đen của South Carolina, 57 tuổi. Đang được hậu thuẫn mạnh của South Carolina là tiểu bang với khối dân da đen rất lớn. Đảng CH đang vuốt ve cũng như tung hô ông Scott để lấy điểm với cử tri da đen. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, khối da đen ít có hy vọng thành công lớn trong đảng CH, nhất là với ông Scott là người không có điểm gì thật suất sắc nổi bật hơn người, khác xa với siêu sao Obama của đảng DC. Khối dân da đen trong đảng CH rất ít, trong khi hầu hết dân da đen dồn phiếu cho đảng DC, được coi như đảng của trợ cấp vô giới hạn. Cũng như bà Haley, tỷ lệ hậu thuẫn của ông Scott ngay tại tiểu bang nhà cũng rất thấp, thua xa các ông Trump và DeSantis. Thời buổi thượng tôn da đen này, ông Scott vẫn ít hy vọng lên ngôi cửu đỉnh, nhiều lắm là có hy vọng đứng phó.
4. Ron DeSantis: đương kim thống đốc tiểu bang Florida, 44 tuổi. Ông này từng là ngôi sao sáng nổi nhất của CH, sau khi ông đã đại thắng chiếm ghế thống đốc với số phiếu cao nhất lịch sử chính trị Florida. Chuyện lạ lùng là ngôi sao DeSantis trước đây nổi hơn cồn, nhưng từ ngày ra tranh cử thì lại ngày một lu mờ. Ông DeSantis có khuynh hướng bảo thủ nặng, có thể nói gần với quan điểm 'trumpism' nhất trong tất cả các tai to mặt lớn của đảng CH, mà lại có đặc điểm là dễ tạo cảm tình, ít gây xung khắc như ông Trump. Cho đến nay, hầu như ai cũng nghĩ ông sẽ là đối thủ đáng gờm nhất của Trump. Ông DeSantis ít hy vọng hạ Trump nhưng không phải không thể. Thực tế hơn, ông ra tranh cử để cho cả nước biết tên tuổi và nhất là để phá cái hình ảnh ông là một đệ tử 'gọi dạ bảo vâng' của Trump bằng cách ra chống Trump và trong mùa bầu cử sẽ công kích Trump để cho thấy khác biệt giữa ông và ông Trump. Chuyện cần thiết cho tương lai chính trị lâu dài của ông. Việc này, nhiều người Việt chưa hiểu rõ thể chế dân chủ Mỹ vận hành ra sao, nên đã mau mắn nhục mạ, cho rằng TĐ DeSantis là thành phần phản phúc. Những người này cần nhớ lại trong cuộc tranh luận trực tiếp trên TV năm 2020, bà Kamala, bạn thâm giao với gia đình Biden, đã công khai tố cáo Biden thuộc thành phần kỳ thị da đen nặng, thế mà sau đó, Biden cũng vẫn lựa bà làm phó. Chính trị Mỹ không giản dị đâu. Ta sẽ bàn thêm về ông DeSantis trong một dịp tới.
5. Mike Pence: cựu phó tổng thống của ông Trump, 63 tuổi. Trước đó, ông là thống đốc tiểu bang Indiana, một thành trì kiên cố nhất của đảng CH trong vùng Đại Hồ. Bảo thủ nặng nhưng điềm tĩnh, ít ồn ào, được hậu thuẫn rất mạnh của khối Tin Lành, là khối có ảnh hưởng chính trị lớn nhất nước. Từ ngày có cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021, khi PTT Pence đang chủ tọa buổi kiểm phiếu bầu TT của đại cử tri đoàn, ông Pence dường như bớt cơm lành canh ngọt với ông Trump, đã nhiều lần lên tiếng bất lợi cho ông Trump, nhưng mới đây, có vẻ chống Trump mạnh hơn để xác định vị thế chính mình. Ông Pence có vẻ quá ôn hòa, đặt hơi nặng vấn đề tôn giáo và phá thai, ít năng động trong vấn đề chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, do đó ít hy vọng thành công. Mục đích chính của ông Pence có lẽ là để phá cái hình ảnh ông chỉ là loại 'tà lọt' của Trump.
6. Chris Christie: cựu thống đốc New Jersey, 60 tuổi. Ông này trước đây đã ra tranh cử TT năm 2016 nhưng thất bại, bị Trump loại rất sớm. Tên ông được thường xuyên nhắc nhở vì ông là CH nhưng cũng là thống đốc một tiểu bang xanh lè, thành đồng của đảng DC, được ủng hộ khá mạnh tại đây, do đó, có nhiều người hy vọng ông sẽ được hậu thuẫn của khối CH ôn hòa và khối DC muốn giảm nạn chia rẽ phe nhóm trong chính trị Mỹ. Ông Christie có lúc rất thân cận với ông Trump, hy vọng được chọn làm phó cho Trump, nhưng không thành nên sau này, càng ngày có vẻ càng chống Trump mạnh. Trước đó, dưới thời Obama, ông Christie cũng bị mang tiếng là quá thân thiện với Obama. Ít ai tin ông này có chút hy vọng thành công nào. Ông này rất ít hy vọng vì dân Mỹ nói chung không thích những người phản trắc quá đáng, đi quá xa hơn mức cạnh tranh chính trị. Nhất là ông này có lập trường chính trị mù mờ, xanh không xanh, đỏ không đỏ, chỉ là có vẻ ra tranh cử để chửi Trump trả thù, chỉ nhắm vào chuyện chống Trump chứ thật sự không phải ra tranh cử vì dân vì nước gì.
7. Asa Hutchinson: Ông Hutchinson là cựu thống đốc (2015-2023) tiểu bang rất bảo thủ Arkansas ủng hộ Trump khá mạnh, là tiểu bang nhà của ông Clinton. Ông này có quan điểm rất bảo thủ, nhưng thuộc thành phần chống ông Trump. Năm 1998, TT Clinton bị đàn hặc. Ông Hutchinson, khi đó là dân biểu CH, đã được bổ nhiệm làm một trong những công tố của hạ viện để kết tội TT Clinton trước thượng viện.
Ông Hutchinson kiếm đủ số tối thiểu 40.000 người ủng hộ tiền vận động tranh cử để được tham gia tranh luận nhờ chép lại mánh của ông Burgum, tặng thẻ mua quà -gift card- trị giá 20 đô cho bất cứ ai gửi tiền yểm trợ cho ông, dù chỉ là 1 đô.
Ông Hutchinson có tiếng tăm nhưng vẫn là một nhân vật tên tuổi của địa phương, không có bao nhiêu hy vọng đắc cử đại diện đảng CH ra tranh cử TT. Chẳng ai hiểu tại sao ông này lại nhẩy ra tranh cử TT.
8. Vivek Ramaswamy: Đây là nhân vật tạo bất ngờ lớn nhất. Ông Ramaswamy là một doanh gia gốc Ấn rất trẻ, mới có 38 tuổi, có quan điểm rất bảo thủ và chống 'văn hóa thức tỉnh' rất nặng. Ông cho biết ông ra tranh cử chỉ vì muốn có cơ hội chặn đứng cái đại nạn 'thức tỉnh' này thôi. Không ai nghĩ ông Ramaswamy có chút hy vọng nào, nhưng nhiều người thích thú nghe ông tấn công 'văn hóa thức tỉnh' mạnh mẽ nhất và có tính thuyết phục nhất. Ông này ra tranh cử hình như chỉ vì muốn có dịp công kích chính sách 'thức tỉnh' của Biden mà ông rất bất mãn. Ông Ramaswamy đang được ủng hộ khá nhiều, từ đâu 1% ban đầu, bây giờ đã lên tới trung bình 8%, nhưng ít ai nghĩ ông này đã sẵn sàng để làm TT Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump lại đề cao ông này, có vẻ sẵn sàng hợp tác, có thể trong tư cách phó TT hay bộ trưởng gì đó trong nội các nếu ông Trump đắc cử. Ông Ramaswamy mới đây đã gây nhiều thắc mắc trong khối cử tri CH khi ông
1) công khai tuyên bố sẽ ân xá Hunter Biden ngay nếu đắc cử, và
2) bị khui là đã nhận 90.000 đô học bổng từ ông Paul Soros, em ruột tỷ phú thiên tả George Soros.
1) công khai tuyên bố sẽ ân xá Hunter Biden ngay nếu đắc cử, và
2) bị khui là đã nhận 90.000 đô học bổng từ ông Paul Soros, em ruột tỷ phú thiên tả George Soros.
9. Doug Burgum: Ông Burgum là thống đốc tiểu bang CH, North Dakota từ năm 2016. Chẳng ai biết ông này là ai, có quan điểm như thế nào, ngoài dân tiểu bang North Dakota, là tiểu bang phần lớn dân Mỹ cũng chẳng biết ở đâu. Ông Burgum được tham gia tranh luận vì hội đủ số 40.000 người ủng hộ tiền vận động tranh cử. Tuy nhiên, ông Burgum đạt được thành tích này nhờ mánh mua hậu thuẫn: bất cứ ai gửi cho ông cho dù một đô, cũng sẽ nhận được một thẻ mua đồ trị giá 20 đô, nôm na ra, ông Burgum mua số cử tri ủng hộ với giá 19 đô một người.
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN THAM GIA TRANH LUẬN
Nguồn: Real Clear Politics 19/8/2023
10. Larry Elder: Ông Elder là một nhà kinh doanh da đen, chuyên đi bán bảo hiểm, đã một thời nổi đình nổi đám ở Cali khi ra tranh cử chống thống đốc Gavin Newsom khi ông này bị dân Cali đòi truất nhiệm -recall- năm 2021. Ông thất bại, thua xa TĐ Newsom. Nhưng sẵn trớn, bây giờ ra tranh cử TT. Dĩ nhiên, chẳng ai nghĩ ông này có mẩy mai hy vọng nào. Việc ra tranh cử TT của ông Elder giống như ra để lấy tiếng để đi bán bảo hiểm thôi.
11. Francis Suarez: Ông Suarez là thị trưởng Miami, còn trẻ, 45 tuổi. Kinh nghiệm của ông giới hạn trong thành phố Miami. Ngoài Miami, ông không biết gì mà cũng chẳng ai biết ông. Ông này là dân CH, nhưng có đường lối rất cấp tiến như chủ trương ủng hộ đồng tính và chuyển giới, chống Trump. Ông này ra tranh cử hiển nhiên chỉ cốt lấy tiếng, có thể mai này ra tranh cử dân biểu hay thống đốc Florida, chứ tuyệt đối không có mảy mai hy vọng đắc cử trong nội bộ đảng CH, khoan nói tới đắc cử TT.
12. Will Hurd: Ông Hurd là cựu dân biểu Texas. Ông lai da đen, dân biểu trong ba nhiệm kỳ từ 2014 tới 2020 khi ông tự ý không ra tranh cử nữa. Thuộc thành phần chống Trump tối đa. Có đúng... zero hy vọng thắng ngay trong nội bộ CH.
Ghi chú Ngoài những vị tên tuổi trên, đảng CH hiện còn có cả chục ứng cử viên loại vớ vẩn khác, có nhiều người chỉ đủ tiêu chuẩn ứng cử trong một vài tiểu bang thôi.
Nguồn: Real Clear Politics 19/8/2023
Nhìn vào bảng thăm dò sơ khởi trên, tất nhiên ai cũng nghĩ cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc của phe CH trên thực tế có thể sẽ là cuộc chạy đua giữa đúng hai người là cựu TT Trump và thống đốc DeSantis, cho dù ông DeSantis vẫn còn thua ông Trump khá xa. Các vị khác, bất kể ai, đều rất ít hy vọng. Họ chỉ nhẩy vào cuộc đua nếu không phải để chạy đua vào chức phó, thì cũng chỉ là để lấy tiếng cá nhân cho họ chạy đua vào chức vụ nào khác, hay nhẩy ra để giúp hay đánh Trump thôi.
Đảng CH đưa ra một danh sách thật đa dạng: già trẻ, giàu nghèo, đàn ông đàn bà, trắng đen nâu, gốc Ấn, gốc Cuba, cực đoan ôn hòa, đầy kinh nghiệm hay tay mơ,...
Dù sao thì truyền thông loa phường đã ra tay, im re về chuyện 'đa dạng' mà chỉ lo khai thác sách lược 'chia để trị', đã đào bới những khác biệt giữa ông Trump và những ứng cử viên khác, đồng thời phóng đại, bi thảm hóa tối đa những khác biệt này, trình bày một hình ảnh đại thế chiến thứ ba giữa Trump và tất cả những ai khác ra tranh cử trong đảng CH.
Thật ra thì trong ít lâu nữa, có thể sau mùa hè, thông thường là từ tháng Chín, chính trường mới thực sự bắt đầu cuộc chiến, những cuộc đấu đá nội bộ sẽ mạnh hơn nhiều. Chính trị Mỹ là vậy, trước tiên là cuộc chiến nội bộ, đánh nhau thẳng cánh cò, như bà Kamala đã từng công khai tố Biden là kỳ thị da đen nặng, rồi sau đó, đồng chí đồng rận ngồi lại với nhau đánh đối lập, Trump-Pence. Ngay bây giờ, ta thấy bên CH, ông Trump đã ra tay đánh TP DeSantis vài chiêu không nhẹ gì, trong khi ông DeSantis có vẻ tránh né, trả đòn lai rai tuy chưa mạnh vì sợ mất lòng khối cử tri MAGA mà ông rất cần. Dân Mỹ có vẻ rất thích những đòn đấu đá nội bộ này, ít nhất vì ba lý do: thứ nhất, họ muốn thấy khác biệt giữa các ứng cử viên cùng đảng, thứ nhì họ muốn thấy ứng cử viên ra tay mạnh chứ không thích loại ứng cử viên ển ển xìu xìu, và thứ ba, họ coi cuộc đấu đá nội bộ như chuyện thao dượt để các ứng cử viên đủ chuẩn bị để sẵn sàng ra đánh phe đối lập DC.
-----------------
Trên đây là tình hình chiến sự trong chính trường Mỹ trung tuần tháng 8/2023. Còn gần một năm rưỡi nữa mới tới bầu cử TT, hay ít nhất cũng còn một năm nữa mới tới đại hội của hai đảng. Từ đây tới đó, ai biết được chiến trường sẽ thay đổi, thêm bớt nhân sự ra sao?
Nếu không có chuyện gì đặc biệt, chẳng hạn như ông Trump chính thức bị truy tố, ra tòa, bị kết án, đi tù,... hay cụ Biden có vấn đề sức khỏe nặng bất ngờ, thì coi như đảng CH và đảng DC, cả hai đảng đều sắp biểu diễn màn... độc diễn của hai ứng cử viên mà đa số dân Mỹ đều... không ưa và không muốn, trong cái xứ thành đồng của dân chủ này.
Lại một oái ăm của chính trị Mỹ! Có cái gì thật sự không ổn với thể chế chính trị ma-dzê in U-Ét-Ê, mà chưa ai nghĩ nổi phải sửa đổi như thế nào.
ĐỌC THÊM
----------