BBT/BCT : Nhớ thương người vừa ra đi
Bố già, Người hùng của tôi
Tác giả : Thomas Lê Hoàng | Tái đăng: 2019-12-07 |
Lời giới thiệu : Ông Thomas Lê Hoàng đáp chuyến bay khẩn cấp từ Úc Châu về Bỉ để kịp nghe lời trăn trối của bố già vì ông bị suy tim và sắp lên bàn mỗ ở tuổi 88, ít có cơ hội sống sót. - BBT/BCT
***
Bố tôi, người anh hùng ấy, đã trúng số độc đắc về cuộc đời của mình trong tuần này. Ông đã tỉnh dậy sau cuộc giải phẩu mỗ phanh trái tim của mình với hai khúc nối và thay van động mạch chủ bằng van tim của một con bê.
Tất cả chuyện đó xảy ra với một ông già cao niên ở tuổi 88. Ông đúng là một cụ trâu.
May mắn là chuyến bay của tôi đã đáp xuống đúng vào đêm trước khi cuộc giải phẩu xảy ra. Tôi đã trò chuyện với bố tôi được 3 tiếng. Lời trò chuyện khá sáng tỏ. Ông nói như thể là một người đã bị kết án tử. Tôi thì hãnh diện vì đã được ở cạnh bố tôi, được trở thành chiến hữu với ông trong trận chiến này.
Tối hôm đó, một mình trên giường ngủ, tôi lượt lại trong trí tôi những câu nói mà tôi đã muốn nói với bố vào buổi sáng hôm ông được giải phẩu, những câu mà theo thường lệ ở trường hợp nhạy cảm tôi không có can đảm để nói ra. Gia đình chúng tôi không có thói quen trải lộ tình cảm bằng lời nói. Chúng tôi luôn hy vọng rằng ánh mắt và cử chỉ của chúng tôi chứa đựng ý nghĩa dồi dào hơn cả tình cảm cần nói ra.
Vào hôm lên bàn mổ, bố nói từ giả với chúng tôi vào lúc 7 giờ sáng, và sau đó chúng tôi phải trở về nhà để chờ đợi. Chúng tôi 3 người, gồm mẹ tôi và Hạnh em gái tôi người đã hy sinh cuộc nghỉ hè của mình để được chăm sóc tỉ mỉ cho bố. Ở đây xin viết trong ngoặc là tôi chưa từng biết có ai đã hy sinh bỏ cuộc nghỉ hè của mình đã được chồng tổ chức để mừng 50 năm ngày thành hôn của họ. Em gái Titi theo tôi nghĩ thì đã trở về nhà để chịu đựng cơn căng thẳng theo cách của em ấy.
Mẹ thì tỏ ra mình mạnh bạo, không phải chỉ trước mặt bố mà còn với chúng tôi nữa. Nhìn thấy bà tích cực lạc quan đến thế, đôi khi tôi tự hỏi không biết bà có thực sự ý thức được sự trầm trọng của giai đoạn này hay không. Bà nói với chúng tôi những lời lạc quan và cố khuyến khích chúng tôi dùng bửa nhưng vô vọng. Hạnh thì suy nghĩ về giai đoạn kế tiếp và chọn thức ăn nào thích hợp để nuôi dưởng bố trong tương lai. Nỗi lo sợ đã cắt đứt cảm giác đói khát của tôi và đầu tôi thì nghiêng ngã giữa khắc khoải và hy vọng.
Khoảng 5 giờ chiều thì chúng tôi bùng nổ cơn vui mừng trước tin vui. Chú Quang, người đã theo dõi suốt cuộc giải phẩu lâu 7 tiếng của bố tôi đã ghé nhà chúng tôi để kể cho chúng tôi nghe tất cả các giai đoạn của cuộc giải phẩu. Các bác sĩ đã làm cho trái tim của bố tôi ngừng đập suốt 2 tiếng để mổ xẻ gắn ghép. Chúng tôi tất cả đều được an uỉ và xả hết mọi sầu lo.
Nhưng mẹ tôi thì lại dồn sức lực để nấu cho chú của tôi một món ăn ngon, đó là cách cám ơn của mẹ. Bà khui một chai rượu nho. Cô Titi đã đến mang theo một chai champagne.
Nhưng mẹ tôi thì lại dồn sức lực để nấu cho chú của tôi một món ăn ngon, đó là cách cám ơn của mẹ. Bà khui một chai rượu nho. Cô Titi đã đến mang theo một chai champagne.
Tất cả chúng tôi đều thả lỏng hết mọi căng thẳng. Mọi người đều kể lại những gì họ lo âu suốt ngày hôm đó. Và lần đầu tiên mẹ tôi thừa nhận mình đã lo sợ. Khi nghe nỗi sợ của bà, tôi liền hiểu rằng mẹ tôi đã che dấu sự lo âu của mình để chúng tôi khỏi chịu thêm gánh nặng từ bà.
Khi bố tôi tỉnh dậy, tôi đã hỏi liệu bố có biết lý do gì khiến cuộc đời ban trở lại cho bố một cơ may mới không, và bố đã trầm ngâm về điều đó. Chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều về mọi chuyện và cả sự vô tư. Tôi đã học được nhiều chuyện về quá khứ của bố và cơ may bố thoát chết đến năm lần trong đời.
Bố kể cho chúng tôi nghe về những cuộc ẩu đả mà bố đã trải qua, và tất cả việc làm của mẹ để vá víu những gì rách nát. Bố đã gây gảy đổ và mẹ đã sửa chữa lại. Chúng tôi đều được cười vui. Trên một vấn đề nghiêm chỉnh bố kể tôi nghe về sự tự hào của bố và cả sự buồn phiền vì đã không dạy cho chúng tôi đọc và viết được chữ Việt. Bố đã đánh hụt mất cơ hội truyền lại cho chúng tôi chút di sản và chút cội rể mà chúng tôi cần có.
Trong tuần kế tiếp, Hạnh mua một máy hấp hơi để tránh cho bố khỏi phải ăn những món nhiều đầu mỡ. Mẹ thì học nấu bếp theo kiểu khác trước. Bà lập lại cho chúng tôi nghe những nỗi khắc khoải của bà, bà chăm lo giặt giủ áo quần để bố luôn có đồ mặc sạch sẽ, bà ủi đồ của tôi, bà hầm chín những món ăn nho nhỏ để bố tôi khỏi ăn thức ăn của bệnh viện, và chắc rằng đó là cách để tỏ lòng thương mến và bà đút từng muỗng thức ăn vào miệng bố.
Một hôm bà cảm thấy đau tay khi cắt thịt để nấu ăn cho bố và đó là lần duy nhất bà nhờ tôi giúp sức. Tôi nhìn cổ tay của bà, mãnh mai, nhỏ bé cỡ gần bằng cườm tay của hai đứa con sinh đôi 10 tuổi của tôi, các ngón tay của bà đau nhức vì thiếu chất calcium.
Một hôm bà cảm thấy đau tay khi cắt thịt để nấu ăn cho bố và đó là lần duy nhất bà nhờ tôi giúp sức. Tôi nhìn cổ tay của bà, mãnh mai, nhỏ bé cỡ gần bằng cườm tay của hai đứa con sinh đôi 10 tuổi của tôi, các ngón tay của bà đau nhức vì thiếu chất calcium.
Một cách không ngưng nghỉ, mẹ tôi từ 6 giờ sáng đã sửa soạn đi thăm bố tôi, 2 lần mỗi ngày và lỉnh kỉnh mang theo áo quần và thức ăn. Một hôm, tôi còn thấy bà chạy khỏi bệnh viện để về nhà lo chuyện ăn uống cho mấy đứa cháu và cho gia đình chúng vừa mới đến một cách bất ngờ. Hẳn là tôi đã thấy bà mệt mõi. Nhưng không bao giờ bà than phiền.
Đến ngày cuối, bố tôi đứng dậy từ giường, bước đi một vài bước, đó là món quà đẹp tặng cho tôi một ngày trước khi tôi trở về lại nước Úc..
Hạnh và Vincent lái xe đưa tôi ra phi trường ngày hôm nay. Mẹ không dám tỏ ý muốn cùng đi đến phi trường bởi vì bà biết rằng hai vợ chồng nó sẽ phải mất công lái đưa bà về lại nhà sau đó.
Thế rồi trên chiếc máy bay này, tôi xem lại mọi việc. Với 24 giờ bay thì chỉ có chuyện đó để làm và xem lại các hình ảnh của một tuần ngắn ngủi vừa qua, nhưng dù sao đó là một tuần đầy ắp căng thẳng. Bây giờ sự căng thẳng đó đang xẹp xuống từ tâm tư cho đến thể xác. Bổng tôi có một lóe sáng trong đầu nhớ đến quá khứ về khuôn mặt mệt mõi đó của mẹ tôi khi mẹ tôi bệnh nặng cách đây 30 năm.
Và nghĩ theo cách của tôi, thì tôi hiểu rằng tại sao cuộc đời là lại tái ban cho bố tôi một cơ hội thứ hai, lý do là để cho con tim của bố được có một dịp nữa trao tặng hết tình yêu mà mẹ tôi xứng đáng được nhận. Trái tim của bố có một cơ hội lớn lao để tỏ cho mẹ biết rằng giờ này bà có thể nghỉ ngơi và bà sẽ học cách đón nhận và tích lủy nhiều tình yêu hơn khả năng tích chứa của bà, rằng bà sẽ không còn phải hy sinh cho mọi người và bà hữu lý khi đặt niềm tin vào bố.
Trên hết là bố sẽ xử dụng con tim hồi xuân và khỏe mạnh này của mình để cùng sống một chuyện thần tiên xứng hợp với mẹ. Cái đó, chính là cội rể mà bố phải truyền lại cho chúng con để dạy cho chúng con biết yêu thương người bạn đời một cách tốt nhất mà người ta có thể có. Đúng thật là người ta học hỏi dễ dàng hơn khi họ nhìn thấy gương tốt từ cha mẹ. Cái đó, chính là cái điểm Việt Nam mà tôi thích thú được có, những cái gốc rể của tình yêu. Bố có thể làm tất cả điều đó cho mẹ, không phải chỉ vì mẹ xứng đáng nhưng vì đó là cơ hội thứ hai trong cuộc đời. Bố có thể làm điều đó cho vợ của mình, mẹ ạ, người anh hùng của chúng con.
Thomas Lê Hoàng
Chú thích của BBT : Người bố già của ông Thomas Lê Hoàng chính là Cụ Lê Hùng, chủ diễn đàn Ba Cây Trúc mà quý vị đang mở xem. Cụ đang hưởng những ngày bình an còn lại mà trời đang ưu ái ban cho cụ sau cơn bệnh thập tử nhất sinh. Mong Cụ ông và cụ bà vui khỏe và trường thọ với con cháu và bạn hữu
Nguyên bản bài trên bằng tiếng Pháp, Điền Phong biên dịch từ nguồn FB Thomas Lê Hoàng
Cụ Lê Hùng đã bình phục và đang vui cùng con cháu
----------