Cái giá đắt đỏ phải trả của xe điện
Tác giả : Autumn Spredemann Biên dịch : Thanh Nguyên |
Nguồn: Báo Mai | Ngày đăng: 2023-09-19 |
Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành năng lượng xanh tạo ra nhu cầu khai thác mỏ tăng vọt và giáng một đòn mạnh vào các cộng đồng đang khan hiếm nước.
Bên dưới lớp đất của vùng nông thôn Nevada, các tầng nước ngầm to lớn đang giúp duy trì sự sống. Mặc dù chỉ nhận được lượng mưa 10 inch (khoảng 25 cm) mỗi năm, nhưng tiểu bang khô cằn nhất Hoa Kỳ này có nguồn nước ngầm dồi dào, giúp ích cho các chủ trang trại, nông dân, và các hệ sinh thái đồng cỏ quan trọng.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới, xuất phát từ nhu cầu tăng cao đối với các khoáng sản thiết yếu để sản xuất cái gọi là các công nghệ năng lượng xanh.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với vấn đề này. Các cộng đồng ở tam giác lithium của Nam Mỹ cũng đang phải chịu tác động của việc tăng cường sử dụng nước từ các hoạt động khai thác dồn dập nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng tái tạo.
Từ năm 2017 đến năm 2022, các công nghệ năng lượng sạch đã khiến nhu cầu về lithium tăng gấp ba lần và tạo ra nhu cầu cobalt tăng đột biến 70%. Nhu cầu về đồng như một khoáng chất chuyển tiếp năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035.
Từ năm 2017 đến năm 2022, các công nghệ năng lượng sạch đã khiến nhu cầu về lithium tăng gấp ba lần và tạo ra nhu cầu cobalt tăng đột biến 70%. Nhu cầu về đồng như một khoáng chất chuyển tiếp năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035.
Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng vào năm 2050, việc sản xuất khoáng sản để phục vụ cho cái gọi là lĩnh vực năng lượng xanh sẽ phải tăng 500% để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Những nguyên tố này chủ yếu được khai thác từ những vùng bị hạn hán tác động nặng nề hoặc những vùng khô cằn. Điều này đúng ở Hoa Kỳ, Úc, Chile, Argentina, Bolivia, Mexico, Canada, và Trung cộng.
Và nguồn cung cấp nước của thế giới vốn dĩ cũng đang gặp vấn đề. Một phân tích ước tính một nửa dân số toàn cầu có thể sẽ phải sống ở những khu vực khan hiếm nước vào năm 2025. Thêm 700 triệu người nữa có thể là nạn nhân của tình trạng di dời dân cư do không đủ nước vào năm 2030. Đó là chưa tính đến các hoạt động khai thác có quy mô ngày càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho năng lượng tái tạo.
Mối lo ngại về tình trạng khan hiếm nước là điều được các quan chức Hoa Kỳ xác định là ưu tiên hàng đầu. Năm ngoái (2022), Tòa Bạch Ốc đã công bố một kế hoạch về an ninh nước toàn cầu, trong đó xác định vấn đề về “nước có mối tương quan trực tiếp tới an ninh quốc gia Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, nhiều quan chức và tổ chức bày tỏ lo ngại về tình trạng khan hiếm nước lại chính là những người ủng hộ trung thành đối với việc khai thác mỏ để phục vụ cho năng lượng.
Tuy nhiên, nhiều quan chức và tổ chức bày tỏ lo ngại về tình trạng khan hiếm nước lại chính là những người ủng hộ trung thành đối với việc khai thác mỏ để phục vụ cho năng lượng.
Để tạo ra các sản phẩm như pin quang năng, pin xe điện (EV), và tuabin gió, việc khai thác mỏ và sử dụng nước nhiều hơn sẽ là cần thiết. Phải cần đến một lượng nước nhiều đến đáng ngạc nhiên để sản xuất các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong công nghệ “xanh” đồng, lithium, cobalt, nickel, và than chì. Điều này đặc biệt đúng đối với lithium vì đây là loại vật liệu sử dụng 500,000 gallon (1892.7 mét khối) nước mỗi tấn trong quá trình tinh chế.
Các nhà môi trường thường chỉ trích phương pháp chiết xuất nước mặn để làm nguồn cung ứng lithium bởi vì phương pháp này sử dụng một lượng nước đáng kể, nhưng các nguyên tố khác được sử dụng để xây dựng công nghệ năng lượng mới, đặc biệt là đồng, cũng cần nhiều nước.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), quá trình sản xuất một tấn đồng ở nội địa cần hơn 100,000 gallon (378.5 mét khối) nước.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), quá trình sản xuất một tấn đồng ở nội địa cần hơn 100,000 gallon (378.5 mét khối) nước.
Ông John Hadder, giám đốc của Great Basin Resource Watch, nói với The Epoch Times: “Hoạt động khai thác nước mặn tốn nhiều nước. Khai thác mỏ nhìn chung đúng là sử dụng rất nhiều nước.”
Tình thế khó khăn
Tại Hoa Kỳ, ông Hadder cho biết ông nhận thấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất lithium trong nước đang gây hại cho việc phân tích môi trường khách quan. Mỏ Thacker Pass gây tranh cãi ở Nevada là một trong những dự án mà các chủ trang trại địa phương và cộng đồng người Mỹ thổ dân đã phản đối nhằm bảo vệ nước ngầm, di sản văn hóa, và môi trường.
Ông Hadder lưu ý rằng, trong lúc một cuộc khảo sát về tác động của Thacker Pass đang trong quá trình tiến hành, thì rõ ràng là thiếu các thông tin chi tiết về việc giảm thiểu thiệt hại cũng như bảo vệ tài nguyên nước. Ông dự đoán đây sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động khai thác khoáng sản năng lượng xanh trong tương lai.
“Thiệt hại vốn đã được gây ra rồi,” ông nói.
Nhiều dự án khai khoáng ở Tiểu bang Bạc của Mỹ yêu cầu rút đi nguồn nước ngầm quan trọng để khai thác khoáng chất ra khỏi lòng đất.
Nhiều dự án khai khoáng ở Tiểu bang Bạc của Mỹ yêu cầu rút đi nguồn nước ngầm quan trọng để khai thác khoáng chất ra khỏi lòng đất.
Ông Hadder gọi quá trình này là “khử nước” và quá trình này được biết đến là gây ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những con suối gần đó đến các giếng nước của người dân, các thảm thực vật, các lưu vực sông cùng hệ động vật hoang dã. Ông ví quá trình này với việc đào một chiếc hố trên cát ở bãi biển: Khi nước tràn vào đáy hố, thì phải rút nước ra để tiếp tục đào. Đây là vấn đề thường gặp trong khai thác mỏ lộ thiên, một phương pháp khai thác tiêu chuẩn ở Nevada.
Đối với các tầng nước ngầm, việc rút nước nhân tạo, hay còn gọi là “khử nước” này có thể có tác động lâu dài đến các nguồn tài nguyên hiện có và có thể kéo dài hàng thập niên, thậm chí là hàng thế kỷ.
Đôi khi, việc khai thác làm giảm mực nước ngầm xuống một mức rất lớn. Ông Hadder nêu lên dự án Cortez Hills ở Nevada, nơi mực nước ngầm đã bị hạ xuống gần 1,200 feet (khoảng 366 mét).
“Chúng ta đang nói về gần một phần tư dặm,” ông nói.
Ông nói, “Việc khử nước sẽ ảnh hưởng đến tất cả nước ngầm gắn liền với quá trình này. Suối, nước bề mặt… Phải mất cả trăm năm hoặc hơn mới có thể phục hồi được mực nước đó. Đó không phải là một tác động trước mắt. Một số tác động trong số đó có thể là vĩnh viễn.”
Mỏ Thacker Pass thuộc sở hữu của Lithium Nevada LLC, một công ty con của Tập đoàn Lithium Americas. Hồi tháng Hai năm nay, dự án này đã có một bước tiến lớn sau khi tòa án liên bang bác bỏ các tranh luận về suy thoái môi trường nước ngầm. Giai đoạn một sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2026.
Mất đi nguồn nước
Trong nhiều năm nay, người dân ở Argentina và Chile đã phản đối tác động tàn phá của việc khai thác khoáng sản, trong đó có đồng và lithium, đối với nguồn nước của họ.
Trong nhiều năm nay, người dân ở Argentina và Chile đã phản đối tác động tàn phá của việc khai thác khoáng sản, trong đó có đồng và lithium, đối với nguồn nước của họ.
Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới và là thành viên chủ chốt trong tam giác lithium của Nam Mỹ, cùng với Argentina, và Bolivia.
Một phân tích khoa học năm 2021 về lĩnh vực khai thác mỏ của Chile, hầu hết nằm ở vùng sa mạc Atacama khô cằn, kết luận việc khai thác có thể gây ra “các tác động đáng kể” đến tài nguyên nước ngọt của khu vực và cộng đồng.
Đó là điều mà người dân Chile đã cực lực phản đối kể từ năm 2013. Năm đó, 6,000 người phản đối đã phát động một loạt cuộc biểu tình về tình trạng khan hiếm nước, trong đó có một cuộc tuần hành ở thủ đô Santiago. Truyền thông địa phương đưa tin rằng những người biểu tình đã gửi một bức thư cho Tổng thống đương thời Sebastián Piñera, nêu rõ các dự án khai thác đang “làm cạn kiệt các lưu vực của chúng tôi, đang tàn phá các vòng tuần hoàn của nước vốn đã duy trì các thung lũng của chúng tôi trong hàng trăm năm nay, đang gieo rắc chết chóc trên lãnh thổ của chúng tôi.”
Tại tỉnh Jujuy xa xôi phía bắc Argentina, kể từ tháng Sáu, hàng trăm người dân bản địa đã chặn các con đường dẫn đến các mỏ lithium và gây sức ép lên chính phủ tỉnh để yêu cầu ngừng việc khai thác trong khu vực do áp lực mà việc khai thác đặt ra đối với nguồn nước của cộng đồng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc xung quanh.
Tại tỉnh Jujuy xa xôi phía bắc Argentina, kể từ tháng Sáu, hàng trăm người dân bản địa đã chặn các con đường dẫn đến các mỏ lithium và gây sức ép lên chính phủ tỉnh để yêu cầu ngừng việc khai thác trong khu vực do áp lực mà việc khai thác đặt ra đối với nguồn nước của cộng đồng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc xung quanh.
Người dân tụ tập thành những đám đông để yêu cầu ngừng sản xuất thêm trong khi vẫy cờ Wiphala bản địa của dãy Andes và giương các tấm biển có khẩu hiệu như: “Chúng tôi không ăn pin. Để họ lấy nước đi, thì sự sống sẽ không còn.”
Những người biểu tình này đã bị cảnh sát bắn, và báo chí địa phương cho biết rằng hơn 70 người đã bị thương sau cuộc đụng độ ngày 20/06 với lực lượng chấp pháp.
Tập đoàn Lithium Americas cũng là công ty liên quan đến Mỏ Thacker Pass ở Nevada đã vận hành mỏ Cauchari-Olaroz từ năm 2015, vốn là một trong những dự án gây tranh cãi ở Argentina.
Giống như nhiều công ty đang kiếm lời từ cái gọi là phong trào năng lượng tái tạo, Lithium Americas cũng đưa ra một cam kết giải quyết “biến đổi khí hậu” và cho biết họ là công ty “có trách nhiệm với môi trường” nhất trong cuộc chơi khai thác lithium.
Tập đoàn Lithium Americas không đưa ra phản hồi trước yêu cầu bình luận.
Hồi tháng Tám, Bộ trưởng Khai thác Mỏ của Argentina, bà Fernanda Avila, dự đoán ngành lithium của nước này sẽ tăng ít nhất là 50% vào cuối năm 2023. Trong khi đó, người dân ở Jujuy đang chứng kiến nguồn nước của họ biến mất và gia súc của họ gặp khó khăn để sinh tồn.
Hồi tháng Tám, Bộ trưởng Khai thác Mỏ của Argentina, bà Fernanda Avila, dự đoán ngành lithium của nước này sẽ tăng ít nhất là 50% vào cuối năm 2023. Trong khi đó, người dân ở Jujuy đang chứng kiến nguồn nước của họ biến mất và gia súc của họ gặp khó khăn để sinh tồn.
Nhiều người đã chất vấn về việc cách tiếp cận này là xanh hoặc có thể tái tạo được ở chỗ nào.
“Cuối cùng, việc khai thác lithium sẽ dẫn đến vấn đề về nguồn nước ở đây,” một người dân ở Uyuni, Bolivia, người yêu cầu được gọi là Benji.
“Cuối cùng, việc khai thác lithium sẽ dẫn đến vấn đề về nguồn nước ở đây,” một người dân ở Uyuni, Bolivia, người yêu cầu được gọi là Benji.
Trong tam giác lithium, Bolivia có trữ lượng lithium ít được khai thác nhất nhưng đầy hứa hẹn. Bên dưới cánh đồng muối Salar de Uyuni rộng lớn và nổi tiếng là một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới.
Cho đến nay, các công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc khai thác khoáng sản quy mô lớn do tình trạng quan liêu của chính phủ. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn lo ngại sau khi chứng kiến người dân ở các nước láng giềng Argentina và Chile của họ bị mất đi nguồn nước. Một số người e ngại rằng không chỉ nguồn nước quý giá của họ sẽ trở thành thiệt hại không mong muốn khi hoạt động khai thác lithium được mở rộng.
Ông Benji giải thích: “Mọi người ở đây ở Uyuni bàn luận trong riêng tư vì nếu quý vị không làm trong ngành du lịch thì sẽ làm trong lĩnh vực lithium.”
Ở độ cao gần 12,000 feet (khoảng 3,658 mét) so với mực nước biển, cánh đồng muối Uyuni nằm trong một sa mạc khô cằn nhất thế giới, nơi nguồn nước vốn dĩ đã khan hiếm.
Ông Benji cộng tác với một công ty du lịch để đưa du khách đến khu Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này. Ông cho biết nếu không còn khách du lịch, thì một nửa thị trấn sẽ buộc phải rời đi, và những gia đình còn lại sẽ sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp lithium.
Ông dự đoán: “Mọi người sẽ không thể phàn nàn về bất cứ điều gì. Sự sống còn của họ sẽ nằm trong tay một công ty duy nhất.”
Hoa Kỳ đang chứng kiến một tình huống tương tự diễn ra ở Nevada, nơi các cộng đồng vốn dĩ đã đang chật vật để giữ gìn nguồn nước ngầm vô giá của họ, và đó là chưa có thêm hoạt động khai thác nào.
Quận Lander, Nevada
Bà Erika Tenney là cư dân của quận Lander ở Nevada. Gia đình của bà nằm trong khu vực bị rút nước ngầm sâu đến 10 feet (khoảng 3 mét) được dự tính cho dự án mở rộng Robertson, một phần của Khu liên hợp Mỏ Cortez.
Bà Erika Tenney là cư dân của quận Lander ở Nevada. Gia đình của bà nằm trong khu vực bị rút nước ngầm sâu đến 10 feet (khoảng 3 mét) được dự tính cho dự án mở rộng Robertson, một phần của Khu liên hợp Mỏ Cortez.
Thực trạng phải sống gần những khu mỏ rộng lớn này là điều mà những người dân như bà Tenney không thể làm ngơ.
Bà Tenney nói: “Tôi có năm đứa con nhỏ… Tôi lo ngại về chất lượng không khí, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà chúng tôi đã phải chịu đựng từ mỏ Cortez. Tôi thậm chí còn không thể hình dung ra được mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn đến mức nào nữa.”
Bà cho biết tiếng xe cộ chạy rầm rập trên con đường gần mỏ Cortez gần đó nghe giống như có người đang lái xe lao thẳng vào đường nhà bà. Nhưng bà đặc biệt quan tâm đến tác động đối với nguồn nước.
Bà nói: “Thực tế là chúng tôi đã mua ngôi nhà của mình vì có hai con lạch chạy dọc theo khu nhà này và năm ngoái, khi chưa có việc khử nước xảy ra mà các con lạch của chúng tôi đã xuống rất thấp rồi.”
“Tôi không thể tưởng tượng được bao lâu nữa thì nước sẽ cạn kiệt hoàn toàn. Chúng tôi có một cái giếng… nếu mực nước giảm xuống, thì giếng của chúng tôi rất có thể sẽ có lượng nước ít hơn.”
Sự suy giảm nước ngầm là vấn đề đáng báo động đối với người dân, nhưng việc khai thác các nguyên tố cần thiết để cung cấp năng lượng tái tạo sẽ sử dụng rất nhiều nước theo nhiều cách khác nữa, bao gồm cả trong việc tạo ra acid sulfuric cần thiết trong quá trình chiết xuất lithium để tưới nước cho đất nhằm giảm ô nhiễm bụi.
“Tôi không biết chắc điều đó sẽ diễn ra như thế nào, nhưng tầng chứa nước sẽ không phục hồi trong vài trăm năm nữa. Vì vậy, nếu quý vị cứ muốn đi theo hướng đó, thì đến đời chút chít của quý vị mới lại có nước một lần nữa,” một cư dân khác yêu cầu ẩn danh của quận Lander nói.
Giống như ông Benji ở Bolivia, cư dân Nevada ẩn danh này không muốn tiết lộ danh tính vì lo ngại công việc của mình có thể bị ảnh hưởng. Giống như Bolivia, nếu quý vị sống trong một thị trấn khai thác mỏ ở Nevada, thì ai cũng liên quan tới dự án theo cách này hay cách khác.
“Tôi không biết chắc điều đó sẽ diễn ra như thế nào, nhưng tầng chứa nước sẽ không phục hồi trong vài trăm năm nữa. Vì vậy, nếu quý vị cứ muốn đi theo hướng đó, thì đến đời chút chít của quý vị mới lại có nước một lần nữa,” một cư dân khác yêu cầu ẩn danh của quận Lander nói.
Giống như ông Benji ở Bolivia, cư dân Nevada ẩn danh này không muốn tiết lộ danh tính vì lo ngại công việc của mình có thể bị ảnh hưởng. Giống như Bolivia, nếu quý vị sống trong một thị trấn khai thác mỏ ở Nevada, thì ai cũng liên quan tới dự án theo cách này hay cách khác.
“Nếu quý vị đang ở trong vùng trũng hình nón đó, thì nguồn nước ngầm của quý vị sẽ bị hút xuống,” người dân này lưu ý và cho biết phần lớn lượng nước bị loại bỏ trong quá trình khai thác sẽ đi vào các các lưu vực thấm nhanh.
Người dân này gọi việc cố ý làm khô nước bề mặt và nước trong giếng để trợ giúp khai thác mỏ là “tội ác” và cho biết chính phủ Hoa Kỳ nên cấm hành vi này.
Tuy nhiên, ông Hadder cho biết, còn có một vấn đề nghiêm trọng hơn bên cạnh tình trạng thiếu phân tích môi trường độc lập cho các dự án này, đó là việc giảm thiểu thiệt hại các biện pháp giảm thiểu thiệt hại không được xem xét kỹ lưỡng.
Vị cư dân ở quận Lander, người đã nhiều lần chứng kiến điều này xảy ra, cho biết các công ty khai thác “đến với một nụ cười đon đả và nói: ‘Đừng lo, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó.’”
Bà Tenney cho biết những hậu quả của việc rút nước có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu giải trí Indian Creek chứ không chỉ riêng nhà bà.
“Họ (các công ty khai thác mỏ) nói: ‘Rồi chúng tôi sẽ đưa nước trở lại.’”
“Họ (các công ty khai thác mỏ) nói: ‘Rồi chúng tôi sẽ đưa nước trở lại.’”
“Nhưng họ đã đưa nước trở lại một nơi khác. Vậy thì có thể họ đã đưa nước trở lại vào thung lũng, nhưng nước không quay trở lại Indian Creek, nơi chúng tôi đang ở. Và chúng tôi có rất nhiều cá hồi và những loại cá khác trong những con lạch của chúng tôi.”
Ông Hadder lưu ý rằng có những “lỗ hổng khá lớn” trong quy định về bảo vệ và ô nhiễm nước của Hoa Kỳ.
Ông nói: “Việc khai thác có thể tạo ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước không có hồi kết. Và điều đó được cho phép theo luật pháp Hoa Kỳ.”
Ở Nevada, những công dân liên quan đã tổ chức các cuộc họp cộng đồng, ký đơn thỉnh nguyện, và tổ chức các cuộc biểu tình công khai, nhưng việc khai thác vẫn tiếp tục.
“Người từ khắp nơi đã đến đây trong những xe địa hình đa nhiệm để câu cá và săn bắn. Thật đáng tiếc là Indian Creek là một con lạch khá độc đáo quanh năm. Và để cho họ, các công ty khai thác mỏ cứ thế mà đến rút hết nước rồi để lại con lạch trơ trọi thì thật là đáng tiếc,” bà Tenney nói.
Autumn Spredemann _ Thanh Nguyên
----------