CHIẾN TRANH HAMAS-ISRAEL:
Những điều trái khoáy
Những điều trái khoáy
Tác giả : Đại-Dương | Nguồn: Tiếng Lòng Ta | Ngày đăng: 2023-10-17 |
Trong dòng lịch sử của nhân loại hình như chỉ có Dân tộc Do Thái đã gánh chịu biết bao đau thương, uất hận suốt 3,000 năm không có quê hương. Bị truy đuổi, sát hại khắp thế giới dù rằng từ ngàn xưa nhân loại đã thừa nhận giống dân Do Thái thông minh nhất.
Tác giả Tạ Công Huy trong bài Do Thái giáo – Thiên Chúa giáo – Hồi giáo và Jerusalem xuất bản ngày 26/7/2021 đã giải thích 3 tôn giáo đó đều xuất phát từ một gốc là Abraham cách đây 4,000 năm. Khoảng 3,000 năm trước Vua David của người Do Thái đặt tên cho Thủ đô là Jerusalem. Năm 380, Theodosius I chính thức công nhận Kitô giáo là quốc giáo của Đế chế La Mã. Vào khoảng 1,400 năm trước (đầu thế kỷ 7), Muhammad xuất hiện tự nhận là “Nhà tiên tri”, sứ giả và phát ngôn viên truyền đạt đúng y lời của Thượng Đế và thành lập Hồi Giáo . Suốt 2,000 năm lần lượt các Đế chế Babylon, La Mã, và cuối cùng là Đế chế Ottoman đều tôn thờ Kinh Koran. Sang thế kỷ 20, người Do Thái lại đối mặt với họa diệt chủng từ Phát Xít Đức.
Phải chăng sự ghen tị đã khiến nhiều dân tộc quyết tiêu diệt người Do Thái để chẳng một ai có thể vượt trội “cái tôi” tiềm ẩn trong mỗi con người?
Lò thiêu của Đức Quốc Xã đã tiêu diệt biết bao bộ óc siêu việt của loài người. Hồi giáo Trung Đông ôm hận qua các cuộc hành quân trùng trùng điệp điệp với vũ khí tối tân đều ôm đầu máu trước một quốc gia bé hạt tiêu ở sát nách.
Vào thế kỷ thứ 21, nhân loại rơi vào một trận chiến phức tạp hơn khi Chủ nghĩa Cộng sản quyết liệt đánh đổ hết các đức tin khác hoặc chế ngự để phục vụ cho tham vọng độc trị. Không diệt được các tôn giáo thì chế ngự và sử dụng linh hoạt miễn sao vẫn giám sát được.
Suốt 8 năm cầm quyền (2008-2016) Barack Obama-Joe Biden đã tiến hành và duy trì chiến tranh tại Trung Đông và Bắc Phi suốt thời gian ở Toà Bạch Ốc. Chiến tranh nối tiếp hỗn loạn là môi trường thuận lợi để thành hình chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo như từng xảy ra ở Iraq trong thời Obama-Biden.
Ứng viên Barack Obama chỉ trích kịch liệt chủ trương dân-chủ-hóa Trung Đông của Tổng thống George W. Bush.
Sau khi vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Obama cử Phó tổng thống Joe Biden duy trì mối quan hệ rạn nứt với Nga; và Ngoại trưởng Hillary Clinton vận động dân-chủ-hóa Trung Đông và Bắc Phi.
Kết quả: năm 2014, Nga chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine và lập hai khu tự trị người Nga tại miền Đông Nam Ukraine tạo ra cuộc nội chiến dai dẳng. Obama trục xuất Nga ra khỏi G8 tạo điều kiện cho Mạc Tư Khoa chuẩn bị chiến tranh với Ukraine. Tại phiên họp G7 đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đề nghị phục hồi địa vị cho Nga, nhưng, bị 6 lá phiếu chống nên nội chiến Ukraine vẫn tiếp diễn. Kênh ngoại giao của G7 bị bít lại. Trump giúp Ukraine buộc Nga phải hưu chiến, nhưng, Nga vẫn tiếp tục tập trận trên biên giới Nga-Ukraine trong thời gian bầu cử tổng thống Mỹ năm 2019. Trump thất cử. Nga chuẩn bị xâm lược Ukraine. Tổng thống tân cử Joe Biden muốn chứng tỏ thiện chí hoà bình nên tuyên bố “Hoa Kỳ cam kết không đưa quân vào Ukraine” như hồi còi thúc quân cho Nga. Chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ gần hai năm đã cuốn Hoa Kỳ và Liên Âu vào thế trận dai dẳng chưa tìm được giải pháp chỉ có hao người tốn của.
Năm 2017, ngay từ khi nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã dọn dẹp và mang lại nền hòa bình tương đối tại Trung Đông, Bắc Phi và Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu. Mối đe dọa nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên gần bị triệt tiêu.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đầy nghi vấn bị khỏa lấp để Ứng viên trốn dưới hầm nhà, Joe Biden vẫn đắc cử như một phép lạ kể từ khi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ được thành lập. Kể từ đó, xu hướng ủng hộ Nhà nước Palestine lộ liễu và cực đoan hơn.
Rep. Rashida Tlaib (D-Mich.) is facing criticism for continuing to display a Palestinian flag outside her office – Via Newyork Post / |
Nhằm hoá giải hận thù giữa Hồi giáo, Do Thái giáo, Liên Hiệp Quốc chia đất cho dân Do Thái giáo để thành lập quốc gia Israel vào năm 1945.
Tờ báo Le Point giải thích “người Ả Rập chiếm 20 % dân số Israel có cùng quyền lợi như người Do Thái. Người ta gào thét rằng lãnh thổ Palestine là của người Palestine, nhưng về lịch sử thì người Palestine thực sự lại là người Do Thái. Nhà nước Do Thái vẫn mang tên Palestine khi tuyên bố độc lập năm 1948 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, sau đó những người lập quốc đổi tên thành Israel”.
Hamas được cộng đồng Hồi giáo thế giới ủng hộ “Những vũ khí mà Joe Biden bỏ lại ở Afghanistan được Taliban đưa sang Qatar rồi Thổ Nhĩ Kỳ chuyển qua đường biển đến Gaza. Hôm 27/07/2023 tại Ankara, Chủ tịch Palestine, Mahmoud Abbas đã gặp Thủ lãnh chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, sự gặp gở này ắt có liên quan đến vụ tấn công Israel.”
Hồi giáo chiếm đa số diện tích của Trung Đông nên không chấp nhận quốc gia Israel. Hồi giáo lợi dụng người đông, giàu có, quân đội trang bị tối tân nên Ai Cập cầm đầu, quy tụ Jordan và nhiều quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông quyết xóa sạch Israel non trẻ khỏi quả địa cầu. Dân tộc Israel không còn con đường nào khác đành phải tử chiến. Liên quân Ai Cập-Jordan tơi tả đành phải ký Hiệp ước Hoà bình với Israel năm 1979.
Năm 1994, Thủ tướng Israel, Yitzhak Rabin và Lãnh tụ Yasser Arafat chuyển tiếp quyền tự chủ lãnh thổ Palestine.
Palestine có hai nhóm quyền lực khác nhau: Fatah (đấu tranh chính trị) và Hamas (đấu tranh vũ trang).
Đó là hình thức phân công: Fatah vận động viện trợ khắp thế giới bằng hình ảnh hoà bình; Hamas huấn luyện và tiến hành chiến tranh vũ trang. Ảnh hưởng của Hamas ngày càng lấn át tại Palestine.
Như thế, vụ Hamas tấn công Israel mang ý nghĩa phân công để Nhà nước Palestine không bị cô lập. Đó là hành động “chiến tranh giữa quốc gia với quốc gia” chứ không đơn thuần khủng bố. Đó là một hành động xâm lược, một tội ác chống nhân loại.
Israel có chính nghĩa trong vai trò phản công không-khoan-nhượng đối với kẻ thù của dân tộc.
Israel và Hồi giáo như nước với lữa nên cần một Hoa Kỳ có biện pháp hoá giải xung đột. Tổng thống Donald Trump ngay sau khi lên cầm quyền đã kiềm chế và làm thay đổi quan điểm của hai bên Hồi giáo và Do Thái giáo. Trump tiêu diệt các lực lượng Hồi giáo cực đoan, trả lại sự thanh bình cho Trung Đông. Hận thù truyền kiếp Hồi giáo-Israel phai nhạt theo thời gian.
Ngoại trưởng Abdullatif al-Zayani của Bahrain, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Abdullah bin Zayed ký kết Hiệp định Abraham, tại tòa Bạch Ốc, ngày 15 tháng 9 năm 2020.
Hiệp ước Abraham giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain do Chính quyền Donald Trump bảo trợ đã hơn 3 năm trong hoà bình và hợp tác đã bắt đầu rạn nứt sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Ngay trong chuyến công du đầu tiên tới Ả Rập Xê Út, Tổng thống Biden đã làm rạn nứt mối quan hệ chiến lược mà người tiền nhiệm đã kết nối Israel với Hồi giáo Sunni cùng nguồn gốc Abraham.
Tổng thống Biden đã đưa chân vào cuộc chiến Ukraine vô cùng tốn kém cho NATO và đang dính vào cuộc chiến phức tạp ở Trung Đông với nhiều ẩn số khó lường.
Chiến tranh Ukraine chưa có lời giải đáp. Chiến tranh Trung Đông đang thành hình. Cả hai chưa có đáp số. Còn mong gì ở Tổng thống Joe Biden bất lực triền miên.
Đại-Dương
----------