Người Mỹ da trắng sắp trở thành thiểu số và mất dần vị trí lãnh đạo
Tác giả : Nhung Lam | Nguồn: Diễn ĐànTrái Chiều | Ngày đăng: 2024-01-28 |
Năm 2015, trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị thượng đỉnh “Countering Violent Extremism” (chống lại chủ nghĩa cực đoan về bạo lực), ông Biden đã đưa ra nhận xét về làn sóng di dân như sau: “Theo dự báo nhân khẩu học, vào năm 2017, người Mỹ da trắng gốc Châu Âu sẽ trở thành thiểu số tuyệt đối vì làn sóng nhập cư không ngừng của người da màu”
May cho người da trắng, vào năm 2017, họ chưa trở thành thiểu số vì người làm tổng thống là ông Trump chứ không phải là ông Biden. Nhưng cũng không may cho người da trắng, là vào năm 2021, ông Biden trở thành tổng thống, và ông đã thực hiện lời ông “vô tình” tuyên bố mấy năm về trước. Đó là biến người Mỹ da trắng thành dân thiểu số, bằng cách mở ngõ biên giới cho người nhập cư da màu ùn ùn tiến vào. Ông Biden cũng đang trên đường biến người Mỹ da trắng thành công dân hạng ba và mất dần vị trí lãnh đạo, bằng cách áp dụng luật Đối Xử Công Bằng (DEI) vào tất cả mọi lãnh vực, để tạo cơ hội thăng tiến cho nhóm người “kém may mắn”, là nhóm người da đen, đồng tính, chuyển giới, và di dân. Nếu ông Biden tái đắc cử cuối năm nay, ông sẽ trở thành vị tổng thống đầu tiên biến người da trắng thành nhóm thiểu số phục vụ cho nhóm người “kém may mắn” sắp trở thành đa số.
Biến người Mỹ da trắng thành thiểu số - Mở ngõ biên giới
Vào năm 2018, một số nhà phân tích về dân số Hoa Kỳ đã dự đoán, đến năm 2030, người da trắng sẽ giảm xuống còn 55.8% dân số, và người Mỹ gốc La Tinh sẽ tăng lên 21.1%, tỷ lệ người Mỹ da đen và gốc Á cũng sẽ tăng lên. Đến năm 2045, người da trắng sẽ trở thành thiểu số.
Cũng vào năm 2018, ông Trump đã đề ra kế hoạch nhập cư để giúp người da trắng có thể giữ đa số cho đến năm 2049. Kế hoạch của ông là xây thêm tường biên giới và cắt bớt quyền nhập cảnh của hơn 20 triệu người nhập cư hợp pháp trong 40 năm tới.
Tuy nhiên, ông Trump chỉ làm tổng thống 4 năm nên kế hoạch của ông bị gián đoạn. Ông Biden lên ngôi, dẹp chuyện xây hàng rào biên giới, mở màn cho cuộc xâm lăng vĩ đại của di dân vào nước Mỹ.
Di dân lậu thời ông Biden
Cho đến năm 2022, nhóm người Mỹ da trắng (gốc Âu Châu), chiếm 58.9% dân số, và nhóm người có mức tăng trưởng cao nhất là nhóm người gốc La Tinh, chiếm 19.2%. Mức tăng này đã tiến gần tới mức tăng được dự đoán cho năm 2030.
Tính đến tháng 6 năm 2023, FAIR (Federation for American Immigration Reform) ước tính có khoảng 16.8 triệu người nhập cư bất hợp pháp cư trú tại Hoa Kỳ. Con số này cao hơn con số ước tính vào cuối năm 2020 là 14.5 triệu, tăng 16% chỉ vào hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden. Báo cáo vào tháng 10 năm 2023 của Tuần Tra Biên Giới đã cho biết từ khi ông Biden nhậm chức, có 7.5 triệu người kéo tới biên giới và có 1.7 triệu người biến mất trong nước Mỹ.
FAIR cũng nêu ra chi phí khổng lồ mà Hoa Kỳ đã chi cho những người nhập cư bất hợp pháp và con cái của họ sinh ra tại Hoa Kỳ. Năm 2022 số tiền chi ra là khoảng $150.6 tỷ. So với năm 2017 là khoảng $116 tỷ cho mỗi năm.
Nếu nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp tiếp tục tăng theo mức hiện tại, và nếu ông Biden đắc cử nhiệm kỳ 2, thì dân da trắng sẽ trở thành thiểu số sớm hơn dự đoán.
Năm nay là năm bầu cử mà ưu tư lớn nhất của người Mỹ hiện nay là nạn di dân, cho nên chính quyền ông Biden vội vàng chắp bên này nối bên kia, nộp tiền cho Mexico để “tạm thời” giải quyết tình trạng di dân tại biên giới, nhưng đã quá trễ vì di dân lậu đang tràn lan khắp nước Mỹ và đang được tiếp đãi như “công dân ngoại hạng”. Tại các tiểu bang thuộc đảng Dân Chủ, họ được trợ cấp tiền bạc và bảo hiểm sức khỏe, được ăn ở miễn phí, lại có người đến hốt rác và dọn dẹp. Thống đốc California còn cho phép di dân được chuyển giới miễn phí nếu họ muốn. Sự ưu đãi càng trở nên quá đáng, như trường hợp mới xảy ra đầu năm nay tại New York, học sinh trường trung học James Madison phải ở nhà học online để nhường trường cho 1,900 di dân, được chuyển từ khu lều trú ẩn ở Floyd Bennett Field, đến tạm trú để tránh một cơn bão có thể tiến vào.
Như thế, dưới thời ông Biden, trẻ em thì phải hy sinh để tạo cảm giác được chào đón và hòa nhập cho di dân, người lớn thì phải hy sinh nhiều hơn, vì tiền làm ra không chỉ để nuôi gia đình và mua bảo hiểm cho cả nhà, mà còn phải lo luôn trợ cấp và bảo hiểm cho di dân lậu và con cái của họ sinh trên đất Mỹ.
Biến người Mỹ da trắng thành công dân hạng ba và tước dần vị trí lãnh đạo của họ - Áp dụng luật Đối Xử Công Bằng
1. Áp dụng Đối Xử Công Bằng vào nghành giáo dục (Equity in Education) để dìm thành tích của học sinh da trắng và tước quyền của phụ huynh
Đảng Dân Chủ quan niệm rằng, sự bất bình đẳng về chủng tộc, giới tính, và khuyết tật trong ngành giáo dục, đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế. Do đó, phải áp dụng Đối Xử Công Bằng vào ngành giáo dục, bằng cách “cung cấp cho mọi học sinh nguồn lực và cơ hội để đạt được tiềm năng học tập, kiểm soát các thành kiến và tạo ra môi trường học tập hòa nhập, mục đích giảm khoảng cách thành tích để học sinh phát triển”. Nghĩa là hạ tiêu chuẩn tính điểm của học sinh xuống cho vừa với thành tích học tập thấp hơn của nhóm “người kém may mắn” để họ không cảm thấy bị thua sút. Học sinh da trắng tự nhiên bị xuống cấp và bị “trừng phạt” vì đã cản trở bước tiến của các học sinh khác. Cũng may là các em con nhỏ, nếu không, những em có thành tích xuất sắc sẽ bị ông Biden liệt vào hạng da trắng thượng đẳng, gây nguy hiểm cho nền dân chủ.
Ban quản trị nhà trường của các thành phố Dân Chủ còn công khai dành luôn trách nhiệm giúp học sinh kiểm tra giới tính, để từ đó các em có thể tuyên xưng mình thuộc giới tính nào. Các em còn được khuyến khích, là nếu muốn chuyển giới thì chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của nhà trường, không cần đến sự đồng ý của phụ huynh. Phụ huynh bỗng dưng trở thành mối đe doạ cho con em của họ và bị tước mất quyền giúp đỡ và bảo vệ chúng.
Các đại học Hoa Kỳ còn đi xa hơn, dựa vào một số hướng dẫn do ông Obama đề xướng vào năm 2011, áp dụng Affirmation Action vào các trường đại học, xem chủng tộc và sắc tộc là yếu tố trong các quyết định tuyển sinh, để đảm bảo rằng sinh viên da màu dễ được nhận vào trường hơn. (Việc dùng Affirmation Action để ưu tiên tuyển chọn học sinh da màu tại các trường đại học đã bị Tối Cao Pháp Viện bãi bỏ vào tháng 7 năm 2023, vì đã vi phạm luật trong việc biến chủng tộc thành một trong các mục tiêu để tuyển sinh). Áp dụng Đối Xử Công Bằng vào nghành giáo dục là để tạo sự công bằng cho sinh viên da màu, nhưng đã mang lại sự bất công cho sinh viên da trắng và da vàng, khiến họ ít có cơ hội được chọn vào các đại học danh tiếng. Đến khi vào đời, họ khó có cửa để thăng quan tiến chức, và sẽ trở thành công dân hạng ba, đi làm và đóng thuế để cung phụng cho các đấng công dân hạng nhất và hạng nhì “kém may mắn” kia.
2. Áp dụng Đối Xử Công Bằng (DEI) vào việc tuyển dụng, đào tạo, và thăng chức nhân viên, để tạo cơ hội cho “người kém mắn” được thăng quan tiến chức, dành lấy vai trò lãnh đạo
DEI (diversity, equity, and inclusion: đa dạng, công bằng, hòa nhập), chủ trương thúc đẩy "sự đối xử công bằng và sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm người trước đây bị phân biệt đối xử và ít cơ hội vì màu da, giới tính, hoặc khuyết tật".
DEI bắt nguồn từ những năm 1960, do sự tranh đấu của Phong Trào Dân Quyền (Civil Rights Movement). Title VII của đạo luật Dân Quyền (Civil Rights Act) được ban hành năm 1964, và được sửa đổi theo thời gian, nới rộng thêm lệnh “cấm phân biệt đối xử trong việc làm, dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, hoặc nguồn gốc quốc gia”.
Vào tháng 8 năm 2011, ông Obama đã ký một sắc lệnh hành pháp, chỉ đạo các bộ phận và cơ quan điều hành, tập trung vào sự đa dạng và hòa nhập, như một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ông chỉ thị cho các cơ quan, vừa thúc đẩy sự đa dạng vừa “loại bỏ các rào cản” để mang cơ hội làm việc bình đẳng vào lực lượng lao động liên bang.
Bạn nào chưa hiểu nhóm nào là nhóm “thuộc vào loại rào cản”, thì hãy đọc lá thư của bà giám đốc DEI người da đen của Johns Hopkins Hospital gởi cho nhân viên mới đây, trong đó bà liệt kê nhóm người được “ông trời chiếu cố” ban phát đặc ân, chính là nhóm thống trị và là “nhóm rào cản”, gồm có:
• Những người da trắng
• Những người có đầy đủ thân thể (able-bodied)
• Những người không đồng tính (heterosexuals)
• Những người không chuyển giới (cisgender)
• Những người thuộc phái nam
• Những người theo Thiên Chúa giáo
• Những người thuộc lớp trung lưu và có tài sản
• Những người tuổi trung niên
• Những người nói tiếng Anh
• Những người có đầy đủ thân thể (able-bodied)
• Những người không đồng tính (heterosexuals)
• Những người không chuyển giới (cisgender)
• Những người thuộc phái nam
• Những người theo Thiên Chúa giáo
• Những người thuộc lớp trung lưu và có tài sản
• Những người tuổi trung niên
• Những người nói tiếng Anh
Ông Obama thì không đến nỗi quá khích như bà da đen này. Khi làm tổng thống, ông đã đề cử bà Sonia Sotomayor, người Latin đầu tiên ở Mỹ vào Tối Cao Pháp Viện, tuyển dụng 29 phụ nữ da màu vào các vị trí quan trọng của nội các, trong đó có bà Susan Rice (cố vấn An Ninh Quốc Gia), bà Loretta Lynch (bộ trưởng Tư Pháp), và thêm hơn 100 thẩm phán thiểu số vào các ghế dự bị liên bang. Khi hết làm tổng thống, nghe theo lời của bà Obama tâm tình trên các đài, rằng hai ông bà lúc đầu cũng giống như người di dân, phải cố gắng hết sức để được hòa nhập; cho nên ông bà đã chọn Martha’s Vineyard, thành phố có gần 90% là người da trắng, bỏ ra 12 triệu mua một biệt thự ở khu nghỉ mát dành cho tỷ phủ và triệu phú, để được cảm thấy “hòa nhập” vào thế giới của người da trắng giàu có.
Ông Biden thì làm cái gì cũng bắt chước ông Obama nhưng lại làm quá nên trở thành lố bịch nhất nước, hứa rằng sẽ trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ và xây dựng nội các phản ảnh sự đa dạng. Ông còn hăng máu, tuyên bố một câu sặc mùi kỳ thị, là sẽ chọn nhân sự dựa vào một yếu tố, đó là “đàn bà da màu”. Vì vậy, ông đã chọn bà Kamala làm phó cho ông, và ông đã đưa đủ thứ “người kém may mắn” vào các cấp lãnh đạo cao cấp của nước Mỹ. Bà thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Ketanji Brown Jackson, ông bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin III, tướng tham mưu trưởng Không Quân Charles BrownJr., là người da đen. “Ông/Bà” đô đốc của Quân Đoàn Ủy Nhiệm Dịch Vụ Y tế Công Cộng Rachel Levine là người chuyển giới, “ngài” bộ trưởng Giao Thông Pete Buttigieg là người đồng tính. Bà bộ trưởng Nội Vụ Deb Haaland là người da đỏ. Bà Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Chi Tai là người gốc Tàu. Ông Biden còn bổ nhiệm một lô thẩm phán hầu hết là phụ nữ, da đen, hoặc dân tộc thiểu số.
Qua hai đời tổng thống Obama và Biden, đa số vị trí cao cấp trong chính quyền đã được giao cho người da màu, phụ nữ, và đồng tính. Người da trắng mất dần các vị trí lãnh đạo.
DEI không chỉ được áp dụng trong các cơ quan chính phủ và quân đội Hoa Kỳ mà còn được áp dụng trong doanh nghiệp. Nhiều công ty đã chi tiền tỷ cho các chương trình DEI và cam kết sẽ đưa sự đa dạng và đối xử công bằng vào công ty của họ, trong đó có các công ty đại cổ thụ như Amazon, Twitter, Wayfair, Nike, Intel, Google, Meta, và hơn 150 công ty nằm trong danh sách Forbes 500.
Tuy nhiên, DEI gần đây đã có dấu hiệu mất giá khi các doanh nghiệp không biết tương lai của nó sẽ ảnh hưởng tới thị trường như thế nào. Cộng thêm sự chỉ trích của nhân viên và áp lực giảm chi phí đã khiến các công ty bắt đầu cắt giảm ngân sách DEI hoặc loại bỏ luôn.
Nhóm cắt giảm DEI nhanh nhất là nhóm doanh nghiệp khổng lồ, vì mục tiêu của họ là muốn kiếm lời chứ không muốn được khen là công bằng hay nhân đạo. Walmart, Netflix và Wells Fargo còn bị chỉ trích và phản ứng dữ dội từ nhân viên và người tiêu dùng. Theo tài liệu của Linkedln, việc tuyển dụng các giám đốc đa dạng đã giảm 4.5% từ năm 2021 đến năm 2022. Một phần ba các chuyên gia DEI đã mất việc làm vào năm 2023. Amazon, Twitter, Wayfair, Nike và Intel, đã cắt giảm việc làm theo dạng DEI. Google và Meta cũng vừa cắt giảm các chương trình DEI.
Người chống đối DEI ồn ào nhất là Elon Musk với câu tuýt: “DEI must DIE”. Và sau vụ tai nạn máy bay của Alaska Airline, do cánh cửa máy bay chế tạo bởi Boeing bị văng ra ngoài, Elon Musk đã tuýt tiếp: “Nếu bạn là hành khách đi máy bay, bạn có muốn bay trên những chiếc máy bay của các công ty ưu tiên về DEI không?”. (Boeing và Alaska Airline đã áp dụng DEI vào tất cả các cấp trong công ty).
DEI này bị cắt giảm thì phe ông Biden và nhóm đứng đằng sau ông ta sẽ có những CRT, WOKE và DEI khác.
Kết luận:
Tuy ông Biden và đảng Dân chủ quan niệm rằng, việc áp dụng DEI (Đối Xử Công Bằng) là để mang công bằng và cơ hội thăng tiến cho nhóm người da đen, đồng tính, chuyển giới, và di dân; và việc đón nhận di dân là để gia tăng lực lượng lao động cho nghành canh nông và những nghành không người Mỹ nào muốn làm; nhưng mang công bằng và lợi ích cho nhóm này mà đối xử không công bằng và gây thiệt hại cho nhóm khác, đã tạo ra xích mích giữa hai nhóm và gây phẫn uất cho nhóm bị buộc phải hy sinh. Trong trường hợp này, nhóm bị thiệt hại là nhóm da trắng trung lưu.
Ba năm nay, nhóm bị thiệt hại đã nghe ông Biden (và các đấng trong truyền thông thiên tả), nhai đi nhai lại mấy chữ racist và anti democracy để kết tội những ai đã chống đối lại chính sách của ông ta; họ lại chứng kiến thêm cảnh chính quyền của các tiểu bang Dân Chủ lôi ông Trump (là người được họ ủng hộ) ra hết tòa này đến tòa khác, có tiểu bang còn ra lệnh loại tên ông ra khỏi danh sách ứng cử viên tổng thống; đã khiến nhóm da trắng này có cảm tưởng như chính họ là người bị đàn áp và sỉ nhục.
Sự coi thường của chính quyền ông Biden đã dồn nhóm người da trắng này vào đường cùng và giúp họ nhận ra rằng, thế hệ của họ và con em họ đang hy sinh cho một tương lai u ám và thiệt thòi, vì phải phục vụ cho nhóm người “kém may mắn” càng ngày càng tăng mà một ngày nào đó sẽ trở thành nhóm người thống trị họ. Những phẫn nộ và lo sợ đó khiến họ nghiêng về ông Trump nhiều hơn, và sẽ dùng lá phiếu, là sức mạnh duy nhất họ có, để đưa ông Trump vào nhà trắng … thêm một lần nữa.
Nhung Lam
23/1/2024
23/1/2024
----------