Châu Âu chỉ trích phát biểu của Donald Trump về NATO
Tác giả : Thu Hằng | Nguồn: RFI | Ngày đăng: 2024-02-12 |
Phát biểu « Mỹ không bảo đảm an ninh cho NATO » của cựu tổng thống Donald Trump tiếp tục bị chỉ trích gay gắt. Ngày 12/02/2024, trước cuộc họp của các ngoại trưởng, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell khẳng định NATO không thể là « một liên minh theo lựa chọn » vì theo ông « một liên minh quân sự không thể hoạt động tùy theo cảm hứng của tổng thống Mỹ ».
Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell tại Kiev, Ukraina, ngày 07/02/2024. AP - Efrem Lukatsky
Ông Josep Borrell không « bình luận về những ý tưởng ngu xuẩn được đưa ra trong chiến dịch tranh cử ở Hoa Kỳ », ý muốn nói đến những phát biểu của ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa hôm 10/02 khi nêu khả năng không bảo vệ các nước thành viên NATO thiếu đóng góp cho quốc phòng. Trước đó, trong một thông cáo, được AFP trích dẫn, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá phát biểu của ông Donald Trump « gây tổn hại cho an ninh của NATO, trong đó có Hoa Kỳ và đẩy quân nhân Mỹ và châu Âu vào rủi ro cao ».
Những phát biểu của ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa bị chủ nhân Nhà Trắng đánh giá trong một thông cáo là « thảm hại và nguy hiểm » vì « bật đèn xanh cho (tổng thống Nga) Putin gây thêm chiến tranh và bạo lực, để tiếp tục cuộc tấn công tàn bạo nhắm vào một Ukraina tự do và mở rộng cuộc xâm lược của Putin đối với dân tộc Ba Lan và các nước vùng Baltic ».
Về phản ứng của Ba Lan, nước ở cửa ngõ Liên Hiệp Châu Âu và sát sườn Ukraina, quốc gia đang bị Nga xâm lược, thông tín viên RFI Martin Chabal tại Vacxava cho biết thêm :
« Chính phủ Ba Lan đã thể hiện lo lắng ngay lập tức. Bộ trưởng Nội Vụ Ba Lan bày tỏ « Donald Trump kêu gọi trao thẳng châu Âu cho Putin ». Trong khi Liên Hiệp Châu Âu ngày càng lo về kịch bản khả năng Nga tấn công châu Âu, những lời phát biểu của ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa gieo rắc nghi ngại trong tâm trí những nước nằm sát cửa ngõ với Ukraina.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cố gắng trấn an mọi người. Ông hứa sẽ duy trì liên minh vững mạnh nhất có thể giữa Hoa Kỳ và Ba Lan, dù chủ nhân Nhà Trắng là ai. Ông cũng nhấn mạnh Ba Lan không bị những phát biểu của ông Donald Trump nhắm đến. Vacxava dành gần 4% GDP cho quốc phòng, đủ để Hoa Kỳ, trong trường hợp Donald Trump làm tổng thống, can thiệp trong trường hợp Ba Lan bị tấn công.
Nhưng Vacxava gắn bó với khẩu hiệu của NATO : « Một người vì mọi người, mọi người vì một người ». Và nếu Ba Lan nằm trong số học trò ngoan thì những trò ngoan này cũng lo cho các nước châu Âu láng giềng không chi đủ theo chỉ trích của Donald Trump, như Pháp và Đức chẳng hạn, hai nước lớn trong Liên Hiệp Châu Âu mà tân chính phủ Ba Lan đang tìm cách thắt chặt quan hệ sau thời gian đảng dân túy Pis nắm quyền. Những nước này có thể sẽ thảo luận về những phát biểu của ông Donald Trump ngay thứ Hai này (12/02), trong cuộc họp Tam giác Weimar, gồm ba nước Đức, Pháp và Ba Lan ».
Ngày 12/02, khi được hỏi về những phát biểu của ông Donald Trump, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov đã từ chối bình luận khi nói rằng ông « làm trợ lý báo chí cho tổng thống Putin, chứ không phải cho Trump ».
---------
Ý kiến độc giả :
Nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell nói : « một liên minh quân sự không thể hoạt động tùy theo cảm hứng của tổng thống Mỹ ». nhưng lại quên rằng đã là thành viên của liên minh thì phải tuân thủ những cam kết với liên minh, và khi đã tự ý phà vỡ cam kết thì mặc nhiên tự loại mình ra khỏi liên minh. Đóng góp 2% GDP của mình cho sinh hoát của liên minh là một cam kết, và một khi quốc gia nào không giữ đúng cam kết đó thì đương nhiên trực tiếp phá hoại liên minh rồi và… đáng phải bị loại ra khỏi liên minh, đâu còn quyền đòi hỏi liên minh phải bảo vệ mình ?? Balan là quốc gia đã đóng 4% GDP của mình cho Nato, ví thế Hoa Kỳ và đồng minh sẽ cương quyét bảo vệ Balan đến cùng, còn những nước ỷ lại vào sự hào phóng của các đông minh để làm ngơ bổn phận, rồi quịt luôn tiền đóng góp của mình thì họ đáng bị bỏ rơi.
Nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell nói : « một liên minh quân sự không thể hoạt động tùy theo cảm hứng của tổng thống Mỹ ». nhưng lại quên rằng đã là thành viên của liên minh thì phải tuân thủ những cam kết với liên minh, và khi đã tự ý phà vỡ cam kết thì mặc nhiên tự loại mình ra khỏi liên minh. Đóng góp 2% GDP của mình cho sinh hoát của liên minh là một cam kết, và một khi quốc gia nào không giữ đúng cam kết đó thì đương nhiên trực tiếp phá hoại liên minh rồi và… đáng phải bị loại ra khỏi liên minh, đâu còn quyền đòi hỏi liên minh phải bảo vệ mình ?? Balan là quốc gia đã đóng 4% GDP của mình cho Nato, ví thế Hoa Kỳ và đồng minh sẽ cương quyét bảo vệ Balan đến cùng, còn những nước ỷ lại vào sự hào phóng của các đông minh để làm ngơ bổn phận, rồi quịt luôn tiền đóng góp của mình thì họ đáng bị bỏ rơi.
Dường như các nước Âu Châu, ngoại trừ Anh Quốc, đều có văn hoá tự cao, cho mình là hơn người nên không cần biết ơn kẻ đã từng giùp dỡ mình, họ lên mặt đòi hỏi quyền lợi nhưng lại không hề biết bổn phận của mình đối với những quốc gia đã từng giúp dỡ họ. Nước Pháp là điển hình của sự vô ơn và tự cao này. Nước Mỹ đã giúp giải phóng Pháp khỏi sự chiếm đóng và tàn phá của Đức Quốc Xã trong thế chiến 2 nhưng đến nay họ vẫn mang lòng khi dể nước Mỹ và luôn miệng đả kích Mỹ. Và nước nào đã từ chối đóng góp 2% GDP của mình cho NATO thì nên tự động rút ra khỏi liên mình này va tự chiến đấu với Nga nếu bị họ xâm lăng chứ đừng rộng miệng chỉ trích Mỹ sẽ không bảo vệ họ.
JB Trường Sơn
----------