3 Sai lầm chiến lược của Joe Biden
Tác Giả : Đại-Dương | Nguồn: Tiếng Lòng Ta | Ngày đăng : 2024-05-16 |
Hiện nay tình hình thế giới ngày càng căng thẳng nên nguy cơ xung đột lan rộng, khó dập tắt.
Phải chăng nhân loại đang cần một vị lãnh đạo siêu cường thông minh, táo bạo đưa ra một giải pháp hợp lý, hợp tình hầu hàn gắn sự rạn nứt ngày càng nghiêm trọng.
Sai lầm về kinh tế:
Tổng thống Joe Biden đang cố gắng vận động cho nhiệm kỳ thứ hai trong bối cảnh tuổi già, sức yếu trước một bàn cờ quốc tế vô cùng phức tạp do lắm kẻ ôm tham vọng thống trị toàn cầu trên các phương diện quân sự, ngoại giao, kinh tế, pháp lý, thám hiểm không gian, chiến tranh tinh cầu.
Trên đấu trường quốc tế, chẳng có ai nhường ai một ly. Vì thế, mà các vị nguyên thủ quốc gia phải hội đủ các yếu tố thông minh, kinh nghiệm thực tế, lý luận sắc bén như lưỡi dao mổ, chịu đựng được những nhát đâm lút cán mà trả đòn như bão táp, mưa sa đưa đối phương vào vị thế không lối thoát.
Từ ngàn xưa, nhắc tuồng đóng vai trò cần thiết trong mối quan hệ quốc tế. Nhà lãnh đạo tài ba chỉ coi đó như một lời gợi ý để bổ túc cho lập luận bản thân mà lập tức chuyển hướng có lợi cho cuộc tranh luận. Thói quen chờ ý kiến của cố vấn để nói theo tuyệt đối không nên có trong mối bang giao quốc tế. Câu chuyện nhắc tuồng thời Joe Biden trở thành thường xuyên và lố bịch trong chuyến thăm Hà Nội năm 2023 đã nâng cấp “đối tác chiến lược toàn diện”.
Biden ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi chiến tranh ở nước này còn tiếp diễn nên muốn huỷ bỏ thuế chống bán phá giá tôm 25.7% so với mức 5.3% của Thái Lan có nền kinh tế thị trường.
Tổng thống Biden cũng chịu ảnh hưởng của Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN nguyên Đại sứ Mỹ tại Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Liên minh Tôm miền Nam và các nhà chế biến tôm ở Mỹ phản đối việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Hà Nội thường bị chỉ trích vì vai trò dán nhãn hiệu Việt Nam lên các sản phẩm Trung Quốc bán trên thị trường quốc tế. Hà Nội phản đối mà không thuyết phục được dư luận quốc tế.
Roy Houseman, Giám đốc Liên minh Công nhân thép Mỹ (USW), cho rằng nâng hạng cho Việt Nam sẽ “làm xói mòn nền sản xuất trong nước Mỹ, củng cố vai trò của Việt Nam như một kênh dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được giao dịch không bình đẳng”.
Tới năm 2024 đã có 7 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023) và Úc (2024).
Nếu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền Kinh tế Thị trường thì những sản phẩm gốc Trung Quốc sẽ biến thành “Made in Viet Nam” với giá thấp hơn 25% tràn ngập thị trường Mỹ giết chết sản xuất và công ăn việc làm của dân Mỹ.
Sai lầm về chiến tranh Ukraine
Sau hơn hai năm chinh chiến, Quân đội Nga đang thu hồi được khu vực đã bị Ukraine đánh bạt và bắt đầu mở rộng vùng kiểm soát bằng chiến thuật “đống tro tàn”.
Chiến tranh Ukraine-Nga diễn ra do lỗi lầm khó tưởng tượng của Tổng thống Mỹ, Joe Biden.
Trên đường đến Ba Lan phó hội NATO, Joe Biden không thể ngờ vào một ngày nào đó có thể cầm đầu một lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới nên bèn ra oai: “Hoa Kỳ sẽ không đưa quân vào Ukraine”.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin không tin vào lỗ tai của mình nên “án binh bất động với hơn 100,000 binh sĩ trên biên giới Nga-Ukraine”.
Biden tưởng Putin chậm hiểu nên sau ngày đầu họp NATO, liền lên truyền hình quốc tế nhắn tin tới Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky: “Đã sẵn sàng phương tiện di tản an toàn cho Tổng thống Zelensky và gia đình an toàn rời khỏi Ukraine”. Zelensky trả lời ngắn gọn “Gia đình chúng tôi ở lại để cùng toàn dân chống quân xâm lăng Nga. Chúng tôi chỉ cần vũ khí”.
Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh Quân đội thẳng tiến tới Thủ đô Kiev của Ukraine.
Bị Quân đội Ukraine chặn đánh quyết liệt nên Putin chuyển hướng về hai Khu Tự trị Nga ở Đông-Nam Ukraine mở màn một cuộc chiến ác liệt suốt hơn hai năm vẫn chưa thấy ngọn đèn cuối đường hầm.
Vladimir Putin tin tưởng sẽ đè bẹp dễ dàng Ukraine, không ngờ lại mắc kẹt.
Joe Biden tưởng rằng Khối NATO hùng hậu nhất thế giới buộc Putin phải rút quân cầu hoà mà đã quên bài học lịch sử: Năm 2014, Chính quyền Barack Obama-Joe Biden khinh thường Vladimir Putin nên Kiev bị mất Bán đảo Crimea, một căn cứ Hải quân quan trọng nhất của Ukraine. Putin cho lập hai khu tự trị Nga tại Miền Đông Ukraine. Nội chiến sắc tộc bộc phát mà Kiev không có cách nào thu hồi các lãnh thổ vào tay Nga.
Obama vội vã trục xuất Nga ra khỏi G8 càng tạo điều kiện cho Mạc Tư Khoa gửi cán bộ quân sự và dân sự điều hành hai khu tự trị tại Ukraine.
Khi Tổng thống Donald Trump điều khiển G7 đã đề nghị kéo Putin trở lại G8 để tìm giải pháp ngoại giao hầu tránh chiến tranh. Nhưng, 6 hội viên G7 phản đối quyết liệt.
Tổng thống Trump tăng cường viện trợ vũ khí và huấn luyện cho Quân đội Ukraine. Đồng thời, thỏa hiệp với Ba Lan để xây một căn cứ quân sự có thể đồn trú thường trực một sư đoàn thiện chiến Mỹ trấn đóng gần biên giới Ukraine-Ba Lan. Trump tuyên bố sẽ rút 9,900 quân thiện chiến Mỹ trú đóng tại Đức để chuyển tới Ba Lan.
Putin đồng ý rút hết cán bộ Quân, Dân sự Nga trở về nước chờ giải pháp ngoại giao.
Tân Tổng thống Biden bật đèn xanh cho Tổng thống Putin xua quân vào Ukraine.
Sau hai năm Biden viện trợ gần như đơn phương cho Ukraine trong khi các quốc gia trong Liên Âu chỉ viện trợ nhỏ giọt nhằm tỏ sự bất bình với Hoa Kỳ. Hạ viện Hoa Kỳ không phê chuẩn yêu cầu của Tổng thống Biden về gói viện trợ cho Ukraine do tình hình chiến sự suốt hai năm trôi qua không có kết quả.
Sai lầm về Chiến tranh Trung Đông
Suốt 4 năm Tổng thống Donald Trump ở Toà Bạch Ốc thì tình hình Trung Đông không những yên tĩnh mà còn hoà giải giữa Israel và Hồi giáo Sunni bằng Hiệp định Abraham.
Tổng thống Joe Biden liền họp bàn với Thủ tướng Benjamin Netanyahu mở một mặt trận mới ở Trung Đông. Rõ ràng khi Hamas tàn sát thường dân trên lãnh thổ Israel thì Biden hoan hỉ ủng hộ Israel. Do phản ứng quốc tế quá gay gắt nên Biden lên tiếng can ngăn Israel. Nhưng, Israel đã rút gươm báo thù rồi nên không thể ngừng dù bị áp lực nặng nề của cộng đồng quốc tế. Chưa ai biết cuộc chiến phục thù này đến bao giờ mới chấm dứt.
Lịch sử đã chứng minh Do Thái Giáo và Hồi Giáo cực đoan rất khó chung sống hoà bình nếu không bị cản trở.
Các vị Tổng thống Mỹ khôn ngoan đều tìm mọi cách, kể cả áp lực viện trợ để ngăn cuộc xung đột Do Thái Giáo và Hồi Giáo bùng nổ và lan tràn.
Hiện nay tình hình Trung Đông vẫn nóng bỏng vì Israel quyết tiêu diệt Hamas một cách triệt để bất chấp thiệt hại của dân chúng hai bên.
Phe Hồi Giáo quyết bảo vệ Hamas nên chuyển cuộc chiến tranh quân sự sang đấu tranh đường phố, đại học để biến kẻ gây chiến thành nạn nhân của Israel và các chính phủ trên toàn cầu.
Với bất cứ giá nào dân tộc Israel phải được quyền sống còn trên Quả Địa Cầu.
Đại-Dương
----------
Ý kiến đóng góp và bài vở xin gởi đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Cám ơn |