Phó thủ tướng và phó chủ tịch Quốc hội mới có lý lịch như thế nào?
Nguồn: BBC Ngày đăng : 2024-06-07
Hai nhân sự mới với tỉ lệ tán thành cực cao
Hôm nay 6/6, Quốc hội Việt Nam bầu bổ sung chức vụ phó chủ tịch Quốc hội và phó thủ tướng cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh được bầu làm phó chủ tịch Quốc hội với 465/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, tương đương 95,48%.
Phó thủ tướng mới là ông Lê Thành Long với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, tương đương 99,7%.
Trước khi Quốc hội bỏ phiếu, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã trình bày dự thảo nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, các vị trí chủ chốt tại Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định
- Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
Lãnh đạo Chính phủ có:
- Thủ tướng Phạm Minh Chính
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long
Ông Lê Thành Long là ai?
Ông Lê Thành Long nhận bó hoa chúc mừng khi nhận nhiệm vụ mới
Ông Lê Thành Long sinh năm 1963 (61 tuổi), quê ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông có trình độ chuyên môn tiến sĩ luật.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 và 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14 và 15.
Từ một chuyên viên ở Bộ Tư pháp, ông Long có thời gian ngắn làm thư ký bộ trưởng Tư pháp, trước khi lần lượt giữ chức phó vụ trưởng và vụ trưởng một vụ thuộc Bộ Tư pháp.
Ông cũng từng giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong thời gian hơn một năm, từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2015.
Từ tháng 4/2016 đến nay, ông là bí thư Ban cán sự Đảng, bộ trưởng Tư pháp, kiêm ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tháng 2/2019.
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, phó thủ tướng đảm nhận và hoàn thành cũng như chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được thủ tướng phân công.
Trong trường hợp thủ tướng vắng mặt, một phó thủ tướng sẽ được thủ tướng ủy nhiệm thay mặt để lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bà Nguyễn Thị Thanh là ai?
Bà Nguyễn Thị Thanh
Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1967 (57 tuổi), quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Bà có trình độ chuyên môn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đại học thanh vận, cử nhân luật.
Đầu năm 2012, bà Thanh giữ cương vị bí thư Huyện ủy Yên Khánh trong hơn một năm, trước khi trở thành bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
Sau 7 năm làm bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, bà Thanh về nhận công tác tại Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội với cương vị phó trưởng ban thường trực. Lúc này, bà kiêm thêm chức danh phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Bà Thanh là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12 và 13.
Bà từng là phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021.
Hiện tại bà đang nắm giữ các chức vụ Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa 15 (bà cũng là đại biểu Quốc hội khóa 13 và 14).
Để có thể giữ chức phó chủ tịch Quốc hội, một cá nhân cần là ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ. Trong trường hợp của bà Thanh, bà giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ năm 2016 đến nay.
****
Lợn nái Đảng Trưởng sinh ra bọn lợn con, đứa nào cũng mập tròn được phong làm chủ tịch và phó chủ tịch, thủ tướng và phó thủ tướng, rồi từ từ dứa nào cũng vào lò để được nướng thành heo quay (Courtesy of The Party Barbecue Factory)
----------

Ý kiến đóng góp và bài vở xin gởi đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Cám ơn